(Tiếp theo kỳ trước)
Thơ có nhiều thể loại:Thơ tự do,thơ lục bát,Thơ Đường luật ngũ ngôn,thất ngôn bát cú Đường luật tứ tuyệt,thơ song thất lục bát...Để có được một bài thơ hay đã khó.Nhưng để có được một bài thơ Đường luật hay thì lại càng khó hơn-Có thể nói là vô cùng khó.Bởi vì,Thơ nói chung chỉ cần có tứ lạ ,lời hay,ý tình cảnh sự mang sắc thái,hương vị riêng và được thể hiện bằng nhữg lời tinh diệu là đủ.Nhưng để có một bài thơ Đường luật hay,ngoài những tiêu chí chung của thơ trên đây còn phải đạt được những tiêu chí riêng của thể thơ Đường luật.Đấy là: Niêm,luật,vần đối và hàng chục điều cấm kỵ khác.Một bài thơ Đường chỉ đuợc gói
gọn trong 56 từ ngữ nhưng vẫn phải chuyển tải được hết ý tình vào thơ.Đấy là thơ Đường luật cơ bản.Nếu một bài thơ Đường luật viết theo thể biệt dạng thì còn phải tuân thủ một số tiêu chí khác nữa.(Ở đây tôi chỉ đề cập đến thể thơ Đường luật chung nhất,không đề cập đến các loại biệt dạng,biệt thể khác.)
Bây giờ tôi sẽ đề cập đến những tiêu chí chính của thể thơ luật Đường:
1-THI ĐỀ:
Thơ có thể có đề và không có đề.Thơ có đề gọi là hữu đề thi.Thơ không có đề gọi là vô đề thi.Thơ có đề khó làm mà dễ hay,khó làm là vì bị bó buộc bởi đề,ngòi bút không thể tự do tung hoành.Dễ hay vì đường lối có sẵn,người lam thơ chỉ cần cố gắng,không dễ dãi,cẩu thả là có thể đi đến thành công.Thơ vô đề đễ viết nhưng khó hay là vì tuy không phải lệ thuộc vào đầu đề,tình ý mặc sức tuôn trào theo cảm hứng, nhưng khó hay. vì người viết phải vạch cho mình một đường hướng thích hợp với từng bước đi và phải luôn luôn làm chủ được mình.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét