ƯỚC GẶP MA
Đêm khuya vắng lặng như tờ
Mảnh trăng đầu tháng lửng lơ ngang
đầu
Đồng xa đã có ai đâu
Mênh mang mờ ảo một mầu sương rơi
Một mình chỉ một mình thôi
Những mong có được một người cùng
đi
Trong tâm vọng tiếng thầm thì
Hình như anh muốn nói gì cùng em!
Một mình cắt lúa ngang đêm
Lưng trời tiếng vạc nỗi niềm xót
đau
Mong cho trời sáng mau mau
Bạn đồng sau trước chia câu tâm
tình
Đêm sâu cắt lúa một mình
Thương người mình lại thương mình
xót xa
Cô đơn nên ước gặp ma!
An
Đông,ngày 2-10-2014
Nguyễn Thị Anh Đào
Đội 7 An Đông,An Bình ,Nam
Sách,Hải Dương
NỖI CÔ ĐƠN CÒN ĐÁNG SỢ HƠN MA
Lời bình:Tạ Anh
Ngôi
Ma là một khái nệm trừu tượng,một
phần phi vật chất của người đã chết(Hay hiếm hơn là động vật đã chết).Theo quan
niệm của một số tôn giáo và nền văn hóa,con người gồm thể xác(mang tính chất
vật chất) và linh hồn(mang tính chất phi vật chất).Khi con người chết đi,linh
hồn thoát khỏi thể xác.Nếu linh hồn đó không có có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú
ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi
là ma…(Bách khoa toàn thư mở wekipedia)
Trong truyền thuyết và các chuyện kể dân gian,ma được mô tả là vật thể
biến hóa khôn lường,hay trêu ghẹo người yếu bóng vía,thậm chí còn hại cả người.Vì
vậy,lẽ thường khi nói đến ma thì ai cũng sợ.Những người yếu bóng vía hễ nghe
nói đến ma là đã sợ.Phụ nữ và trẻ con lại càng sợ ma hơn.Nhiều người bị dọa ma
sợ đến chết ngất tại chỗ.Thế mà có người phụ nữ lại ước gặp ma mới thật là kỳ
lạ.Chẳng biết con ma đó hiền hay dữ,Nhưng dù là “ma hiền”hay “ma dữ”,hễ là ma
thì chả ai muốn gặp cả,vì ma thường chỉ mang đến sự xui xẻo,sợ hãi mà
thôi.Người phụ nữ trong bài thơ”ước gặp ma”này có lẽ đã bị đẩy đến tận cùng của
nỗi sợ hãi nên chị không còn sợ nữa,hay có một nỗi sợ khác đang hiện diện lớn
hơn đã lấn át đi chăng?
Đọc bài thơ,tôi nhận thấy chị thật cô đơn-Cô đơn đến tận cùng của nỗi cô
đơn!Giữa cánh đồng xa đêm vắng chỉ có”Mênh mang mờ ảo một màu sương rơi…” Một
mình chị nhỏ nhoi tan biến trong vắng lặng.Chị mong trời chóng sáng để có thêm
bạn điền sẻ chia cho bớt nỗi sợ và cô đơn.Nhưng trời còn quá sớm”Mảnh trăng đầu
tháng lửng lơ ngang đầu”.Trăng đầu tháng là trăng non,trăng mọc từ khi trời còn
chưa tối hẳn và lặn vào khoảng nửa đêm.Trăng đầu tháng vẫn”lửng lơ ngang đầu”
tức là người phụ nữ ấy đi gặt lúa vào lúc gần nửa đêm.Không có người nông dân
nào đi gặt sớm đến như vậy:
Đêm khuya vắng lặng như
tờ
Mảnh trăng đầu tháng lửng lơ ngang đầu
Đồng xa đã có ai đâu
Mênh mang mờ ảo một mầu
sương rơi…
Một mình chị giữa đồng không mông quạnh,nỗi cô đơn như càng nhân lên gấp
bội..Chị chỉ mong có thêm một vài người nào đó,cùng đi gặt lúa đêm như chị,để
cho vơi bớt cảm giác nỗi cô đơn.Nhưng không hề có ai,vì có ai đơn chiếc đâu?Vào
giờ này,mọi người còn đang chìm trong giấc ngủ nồng say bên cạnh người thân yêu
của mình.Mặc dù thời gian làm vụ đông thường ngắn và gấp gáp,nhưng mọi người
không phải quá vội vàng,vì gia đình họ có đủ lao động,đến sáng ngày họ đi làm
cũng vẫn kịp thời vụ.Chỉ có chị-Người phụ nữ góa chồng sớm,các con chị đứa lấy
chồng xa,đứa đi làm ăn sinh sống ở xứ người,nhà chị thiếu lao động trầm trọng,nên
chị phải đi gặt cả đêm để cho kịp thời vụ.Tuy nhiên,trong nỗi buồn cô đơn,chị
cũng tìm được cứu cánh,đấy là tình thương yêu của người chồng đã quá cố của
mình:
Trong tâm vọng tiếng
thầm thì
Hình như anh muốn nói gì
cùng em!
HÌNH NHƯ là một từ nghi vấn,chị cố
tin nhưng hiện thực đã kéo chị về với thực tại.Tiếng con chim vạc đi ăn đêm đã
đánh thức tiềm thức của chi:
Một mình cắt lúa ngang
đêm
Lưng trời tiếng vạc nỗi
niềm xót đau
Đọc đến đoạn thơ này,tôi đã thực sự xúc động,tưởng tượng ra một người
phụ nữ nhỏ bé,đơn độc,yếu đuối giữa không gian vô tận của thiên nhiên.Sự mênh
mông của cánh đồng,sự vắng lặng của không gian bao la đã gặm nhấm tâm hồn
chị,làm cho chị cảm thấy vô cùng đơn độc.Chi bỗng thấy sợ-Chị sợ nỗi cô đơn:
Mong cho trời sáng mau
mau
Bạn đồng sau trước chia
câu tâm tình
Nhưng mong đợi cũng chỉ là mong đợi
trong vô vọng.Trời đêm còn quá sớm,chưa thể có ai ra đồng vào lúc này,ngay đến
cả ma(Kẻ luôn ngự trị đêm tối và hoang vắng) cũng chưa hiện hình.Với chị lúc
này ma không còn đáng sợ nữa,vì chị mới chỉ được nghe kể lại chứ chị đã được
diện kiến bao giờ đâu?Trong hoàn cảnh của chị bây giờ,nỗi cô đơn là thực tại
còn ma chỉ là lời đồn thổi.Chị đang phải đối mặt với nỗi cô đơn và vì thế, nỗi
cô đơn còn đáng sợ hơn nỗi sợ ma.Dù sao ma cũng có hình dáng của con người,nó
còn có thể cho chị cảm giác đông vui:
Đêm sâu cắt lúa một
mình
Thương người mình lại
thương mình xót xa
Cô đơn nên ước gặp ma!
Bản chất của người phụ nữ Việt Nam là vậy,đồng
cảm và sẻ chia.Tủi thân và thương xót cho mình nhưng chị lại càng thương xót
cho những người phụ nữ khác cũng có chung cảnh ngộ như mình.
Bài thơ ngoài cái tứ lạ”ƯỚC GẶP MA” ra,tôi còn thích câu thơ này,bởi lẽ
nó giàu chất NGƯỜI và chất nhân văn.Chúng ta càng thương xót chị hơn bởi chị
thật cực khổ và cô đơn.Có thể nói chị đã bị đẩy đến tận cùng của khổ cực,tận
cùng của nỗi cô đơn.Tôi tự hỏi:Trên cuộc đời này liệu còn có người phụ nữ nào
cực khổ hơn,cô đơn hơn người phụ nữ trong bài thơ:”ƯỚC GẶP MA” này chăng !
Nhân Hưng,ngày 11-10-2014
Tạ Anh Ngôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét