Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

THƯ GỬI HỒNG NGA

Mấy lời gửi tới Hồng Nga
Hỏi rằng:”Rau ở quê nhà có xanh?
Tết này giá có tăng nhanh
Có còn câu đối dưa hành đón xuân
Ra giêng còn có rau cần
(Gửi anh mươi ký ăn dần lẩu ngan!)
Súp lơ,bắp cải có khan
Rau răm ở lại hay lan lên trời!
Ruộng đào hoa héo hay tươi
Làng quê em có còn người đói không?
Có ai còn chịu bất công
Cửa nhà cây cối ruộng đồng ra sao
Cái”Thành phố chất lượng cao”
Nhân dân giờ sống thế nào,hở em?”

Bởi vì sợ tốn tiền tem
Gửi em mấy chữ em xem gọi là
Tình người bạn cũ nơi xa
Đồng hương tỉnh cũ quê nhà Hải Hưng.

                       Nhân Hưng,11h45 ngày 15-1-2014

                                         Tạ Anh Ngôi 

7 nhận xét:

  1. Theo em, chữ :"lan" trong " Rau răm ở lại hay lan lên trời" nên thay bằng chữ: toan có lẽ hợp lý hơn chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toan là ý định bay lên trời.Lan là bò từ mặt đất lên trời(Phủ trời).

      Xóa
  2. Trong câu của anh là ".. ở lại hay lan lên trời" thì từ lan ở đây có 2 điều bất hợp lý :
    1, Lan lên trời nghĩa là về bản chất gốc vẫn ở mặt đất thì sao lại đặt câu hỏi hay lan lên trời được?
    2,Lan vốn là một động từ chỉ sự bò ra của các loại cây thân mềm nên chủ yếu là bò ngang ra hoặc bò xuống, khác với leo thì mới lên cao. Vả lại trong thực chất rau răm không thể lan lên phủ trời như ý định diễn đạt của anh. Hơn nữa hình ành ảnh của câu thơ trên nó gợi nhớ về câu ca dao:"Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay" nên dùng từ toan sẽ hợp lý hơn là vì thế
    ( Song Thu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Logich của thơ vốn không đòi hỏi như logich của toán.Câu thơ đúng là ảnh hưởng từ câu ca dao Song Thu đã dẫn.Chính vì vậy mà tôi thích chữ lan hơn chữ toan.Bởi vì sự đắng cay đã bao trùm từ đất lên trời(thiên hạ) chưa?

      Xóa
    2. Tại sao sau từ "Trời" trong nhận xét trên anh lại mở ngoặc đơn (thiên hạ)? Từ thiên hạ mà ta hay dùng ( Trong thiên hạ) chẳng hạn thì nó có nghĩa đen là dưới gầm trời chứ ạ.
      ( Song Thu)

      Xóa
  3. Em cũng cùng quan điểm với chị Song Thu. Dĩ nhiên là logic của thơ không đòi hỏi chặt chẽ minh bạch như toán. Nhưng muốn gì cũng phải chấp nhận được chứ không thể cứ áp đặt ý nghĩa nó phải thế này theo ý người viết. Bởi thơ cũng phải hướng tới độc giả. Độc giả không cảm nhận nổi thì hỏng còn gì? Em là pen hâm mộ thơ Tạ Anh Ngôi nhưng riêng từ lan trong câu thơ trên em cũng không dung nạp được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã không dung nạp Anh Ngôi
      Sẽ không dung nạp thơ Ngôi lẽ thường
      Răng thương méo mó cũng thương
      Không thương dẫu có tròn vuông mặc...Người!

      Xóa