Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

ĐÊM TRĂNG


Chị Hằng trũng mắt thức thâu đêm
Để dệt ngàn hoa trắng trước thềm
Tác tác nai con kêu lạc mẹ
Rừng sâu  “chót bóp” bạn chim tìm.

                       Tây Ninh,tháng 11-1968
                                 Tạ Anh Ngôi

10 nhận xét:

  1. Sắp xong gánh rau,té nước cẩn thận,cô bạn H.N đã ngồi bên chiếc máy tính cũ rích tự bao giờ.
    Nó ngâm nga:



    " Chị Hằng chong mắt thâu đêm
    Mải nhìn hạ giới trước thềm đầy hoa

    Nai non bép bép tận khuya
    Trong mùng chim mải tìm về bạn xưa..."

    H.N hỏi:

    Mày đọc thơ ai thế?
    -Ấy là tao đọc cái bài "Đêm Trăng" của bác Ngôi nhà mày,tao chợt nghĩ đến một bài thơ của ai đó mà tao thuộc từ bé,đó là mấy câu tao vừa đọc.

    H.N vào đọc bài thơ của bác Anh Ngôi,thấy nhiều từ giông giống...không biết con bé nói đùa hay nói thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài thơ này tôi viết năm 1968.Khi ấy tôi đang công tác ở một cơ quan trong rừng Tây Ninh.Đêm hôm ấy trăng sáng,ánh trăng chiếu xuống nền rừng qua tán lá,tạo nên những đốm hoa
      và ngoài xa,trong rừng sâu vọng lại tiếng nai(Con mễn)và tiếng chim từ qui,tôi chỉ việc ghi lại những hình ảnh,âm thanh này qua cảm xúc chân thật của mình.Việc 2 bài thơ trùng nhau một số chữ thì tôi không rõ đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay bài nào ảnh hưởng của bài nào.Hồng Nga thử tìm hiểu xuất sứ và văn cảnh của từng bài xem sao.Xin chân thành cám ơn!

      Xóa
    2. (nói thêm)
      Để rộng đường dư luận,tôi mong bạn đọc xa gần tìm hiểu thêm và cho ý kiến để chúng tôi cùng rút kinh nghiệm.Xin chân thành cảm ơn!

      Xóa
    3. H.N trêu bác Ngôi thôi,không có ý gì khác,bác chưa đọc kỹ 4 câu đó rồi.Chúc bác khỏe nhé!

      Xóa
  2. "Trót bóp" là tiếng chim "từ quy" (không gặp nhau)
    Sự tích con chim này xin kể tóm lược như sau: Ngày xưa có hai anh lính ngỗ nghịch đi trên đường thách nhau "Đố mày dám bóp vú một cô gái bất kỳ gặp trên đường" Anh bạn lính nhận thách. Quả nhiên khi gặp cô gái đầu tiên anh ta sấn sổ vào làm cái chuyện đáng xấu hổ ấy. Không may người anh ta "bóp vú" ấy lại chính là "chị ruột" của mình. Anh ta xấu hổ quá vội chạy trốn vào rừng. Người chị nhận ra em mình cũng vội chạy theo để tìm em vì lo sợ lạc mất em. Kẻ trốn người tìm giữa rừng sâu thăm thẳm. Nhưng họ không tìm được nhau. cuối cùng họ đều chết ở trong rừng rồi hóa thành đôi chim từ quy. Người em suốt đời kêu lời ân hận "Trót thì bóp...Trót thì bóp...!". Còn người chị thì suốt đời kêu lời tha thứ " Bóp thì bóp...bóp thì bóp...". Tương truyền giống chim này đầu đêm kêu ở hai phía rừng xa nhau. Gần sáng thì chúng kêu ở rất gần nhau. Nhưng trời sáng là lại bay về hai phía rừng xa không bao giờ chúng gặp nhau (?). Vì thế người đời mới gọi chúng là chim từ quy (không gặp nhau)
    Dựa vào sự tích này câu 4 nên đổi là "Từ quy TRÓT BÓP... phía (hoặc cuối)rừng đêm".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều người còn dựa vào tiếng con chim này "dịch"là:Khó khăn khắc phục,Thiếu ăn rất cực...

      Xóa
  3. Nói thêm:
    Nhiều người hay nhầm chim từ quy với chim tử quy.
    Tử quy là chim đỗ quyên hay chim quốc. Có truyền thuyết kể rằng khi Lưu Bị chết thì hóa thành chim này suốt đời kêu nỗi đau mất nước "cu oắc...cu oắc..." nghe gần như "quốc... quốc..." hoặc "nước...nước"
    Nhớ nước dâu lòng con cuốc cuốc...

    Trả lờiXóa
  4. " Chị Hằng chong mắt thâu đêm
    Mải nhìn hạ giới trước thềm đầy hoa

    Nai non bép bép tận khuya
    Trong mùng chim mải tìm về bạn xưa..."

    Nhắng thật!
    Trăng sáng nhìn hoa trước thềm nhà,nai con tìm mẹ trong rừng.đêm thì trừ con vạc đi ăn ngoài đồng,chứ trong mùng làm gì có chim?

    hay ý ám chỉ chim cò của thi nhân Tạ Anh Ngôi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái chị hàng rau Hồng Nga suốt ngày phải ăn rau ế nên thèm ...chim đấy Lão Hưng ơi!

      Xóa