Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

BỘI NGHĨA


BỘI NGHĨA
(Viết sau lời tuyên bố của Hun Sen)

Nó xúi anh em giết lẫn nhau
Đầy đồng như núi những đầu lâu
Hai phần dân tộc người phơi xác
Ba triệu sinh linh chúng đập đầu
Diệt chủng họa xưa không nhớ kỹ
Cứu nguy chuyện trước đã quên mau
Đâu thù đâu bạn không phân rõ
Đất nước này rồi lại khổ đau

                     Nhân Hưng,ngày 28-6-2016

                                   Tạ Anh Ngôi

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

NHỚ KHÔNG



NHỚ KHÔNG

Bao lần đằng ấy cậy người đông
Vỡ trán bưu đầu có nhớ không ?
Tốt Động,Đống Đa thây chất núi
Chương Dương,Hàm Tử xác đầy sông
Tướng tài Nghi Đống treo xà gỗ
Soái giỏi Thoát Hoan rúc ống đồng
Đất Việt muôn đời là hiểm địa
Nhảy vào chết thảm vượt cha ông !

                                 Nhân Hưng,ngày 29-6-2016

                                                  Tạ Anh Ngôi

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

NÓI VỚI ANH HÀNG XÓM

 



Gianh giới từ xưa đã định rồi
Sao anh cứ lấn mãi không thôi ?
Đất đai tiên tổ tôi truyền lại
Rừng biển cha ông tớ đắp bồi
Rời cột lấn bờ bao chuyện bẩn
Khoanh vùng chiếm đảo mấy lần hôi
Bao năm là bạn là đồng chí
Cư xử vói nhau thế rõ tồi !

                             Nhân Hưng,ngày 29-6-2016

                                           Tạ Anh Ngôi

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

THƯ GỬI TRƯỜNG SA


 


THƯ GỬI TRƯỜNG SA
(Sau vụ tàu Hải Cảnh TQ đâm vỡ tàu Cảnh Sát Biển
và đâm chìm nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam)

Sáng nay chúng nó đến Trường Sa
Đảo nhỏ nhoi, biển lại mênh mông quá
Từ biển Đông dội về cơn sóng lạ
Chợt nhói đau tất cả các con tim

Mỹ thua rồi đất nước chửa bình yên
Tai họa vẫn rập rình đâu đó
Phải cảnh giác với từng con sóng nhỏ
Phải lắng nghe cả tiếng gió heo may

“Kẻ thù vẫn còn lẩn khuất đâu đây
Trong màu áo công nhân
                       Trong vòng tay đồng chí”*
Biển ngàn đời vẫn chập chờn như thế
Rét đòn càn vẫn lạnh thấu thịt da

Nó lại vào chiếm biển đảo quê ta
Tàu nó chồm lên vô cùng hung bạo
Cả dân tộc hướng về biển đảo
Hồi hộp từng giây, lo lắng từng ngày

Bệnh lây theo những cái bắt tay
Họa tiềm tàng trong mười sáu chữ
Các anh ơi!Đừng lúc nào mê ngủ
Súng chắc trong tay,đạn hãy lên nòng…

                            Nhân Hưng,ngày 27-6-2016

                                      Tạ Anh Ngôi

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

GIẤC MƠ BIỂN CẢ

 


(Bài này tôi viết đã lâu,nhưng nay thấy 
vẫn mang tính thời sự nóng hổi về Biển Đông,
tôi đăng lại bài viết này để tỏ lòng tôi với biển)

Có xa bờ mới hiểu nhiều về biển
Có ra biển mới hiểu nhiều về sóng
Mới thật hiểu những ngày biển động
Và mong manh số phận những con người

Vì cuộc sống người vẫn phải ra khơi
Vì cuộc sống người vẫn ra bám biển
Nhưng sóng dữ từ xa ập đến
Chúng hung hăng tàn bạo vô cùng

Người dân biển đánh bắt ở biển Đông
Gửi số phận trên từng con sóng
Chợt nhận ra sau mỗi lần biển động
Biển cũng buồn biển cũng thương đau

Biển với người có khác gì nhau
Biển cũng mơ yên bình tĩnh lặng
Để đêm đêm bờ không còn lo lắng
Biển và người vui những niềm vui

Tôi mơ ngày mai những lứa em tôi
Không phải đối đầu với bao nguy biến
Tôi mơ thấy những người lính biển
Vẫn đứng hiên ngang trên từng đảo quê mình…


                                     Tạ Anh Ngôi 

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

ĐÂU RỒI NGÀY XƯA




Cái ngày xưa thở cha ông
Giặc nhiều, giặc dữ cũng không sợ gì
Khi mà tổ quốc lâm nguy
“Đàn bà cũng đánh”*quyết vì nước non
Vợ khuyên chồng,cha dặn con
Giặc vào cướp nước chẳng còn gì đâu
Trẻ già đoàn kết cùng nhau
Đánh giặc giữ lấy đẹp giàu quê ta
Xứng là con mẹ con cha
Xứng cùng tiên tổ ông bà :RỒNG TIÊN
Đừng nên rụt cổ đớn hèn
Sợ giặc,được thể giặc chèn ép ngay
Mưu xưa cụ Lý**rất hay
Giặc vào phải quyết đánh ngay phủ đầu
Đừng cho chúng cắm rễ sâu
Cây to khó nhổ,cành sầu dễ cưa
Đâu rồi ngày xửa ngày xưa…?


                       Nhân Hưng,ngày 7-8-2012
                                     Tạ Anh Ngôi


*”Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh “-Thành ngữ Việt Nam

**Danh tướng Lý Thường Kiệt:”Chờ giặc đến rồi mới đánh không bằng đánh giặc từ xa,đánh tan ý đồ của giặc…”

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

BÂO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY MAI

                                                                 

Tặng H…)

Chưa lần gặp mặt gọi tên
Mà sao nỗi nhớ đêm đêm vẫn…hành ?
Cầm tay áp má đã đành
Mới nghe tiếng gọi ai dành tin thơ
Cả đêm bổi hổi giấc mơ
Ban ngày chểnh mảng thẫn thờ như… ngây!
Lời ai… như chắp cánh bay
Ý ai đằm thắm vơi đầy tình ai
Bao giờ cho đến ngày mai
Để ai lên chốn Thiên Thai hỡi mình ?

                                  Ngày 24-6-2016
                                     Tạ Anh Ngôi

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

MUỐN SANG PHỤC HÓA

MUỐN SANG PHỤC HÓA


(Họa bài:Ruộng Hoang”của Thị Đốp)

Nhà kia bỏ hóa chẳng gieo trồng
Thửa ruộng ba bờ dưới dốc Mông
Cỏ mọc um tùm bờ để vỡ
Đất hoang nứt nẻ nước không thông
Thiếu người chăm sóc buông thời vụ
Chẳng kẻ thăm nom mất nấm đồng
Rỗi việc muốn sang cày phục hóa
Hỏi rằng người ấy muốn hay không ?

                   Nhân Hưng,ngày 21-6-2016

                                 Tạ Anh Ngôi

Phụ chép bài:"Ruộng Hoang"của Thị Đốp

Ruộng thửa nhà ai chẳng cấy trồng 
Chiêm mùa đến vụ cứ phơi mông 
Bờ ven cỏ dại um tùm đám 
Đất giữa bùn trơ nứt nẻ đồng 
Mấy bận mang bừa toan đến cấy 
Đôi kỳ vác thuổng định cho thông
Lần hồi dạm hỏi nhà bên ấy 
Có chịu hay là vẫn để không ?
                                     Thị Đốp

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

TIẾC CHI HOA RỤNG NÁT RỒI



(Họa bài:"Thật tình"của Đỗ Đình Tuân)

HOA đã rụng rồi nát bởi sương
ĐÀO phai cánh úa lẽ thông thường
NĂM đi nắng chiếu nhìn đang nhạt
NGOÁI lại mưa dồi ngó hết thương
CÒN tiếc làm chi hoa đã rữa?
CHỜ trông gì nữa nhị đang vương ?
GIÓ mang hơi nước mùa xuân mát
ĐÔNG vẫn đầy hoa nở dọc đường...


                      Nhân Hưng,ngày 18-6-2016
                                   Tạ Anh Ngôi

Phụ chép bài:"Thật Tình"của Đỗ Đình Tuân)

HOA ấy dãi dầu bấy giá sương
ĐÀO kia vẫn thắm sắc như thường
NĂM qua tháng lại màu không nhạt
NGOÁI cổ quay đầu dạ nhớ thương
CÒN sắc còn hương còn vướng vít
CHỜ chiều mong sớm những tơ vương
GIÓ nào gió chẳng rung cây nhỉ
ĐÔNG vẫn mong xuân ghé cạnh đường...

                     Sao Đỏ,ngày 18-6-2016
                              Đỗ Đình Tuân

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

BÀI CA NGƯỜI LÍNH

(Xin được coi Clip này như là một nén hương tiễn biệt và lời chia buồn đến gia đình tang quyến 
ông Phạm Trung Hưng hội viên CLB thơ Thành Đông-TTVH tỉnh Hải Dương )



Hải Dương,ngày 18-6-2016
Camera & Giới thiệu:Tạ Anh Ngôi

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

TÌNH CHỊ EM

TÌNH CHỊ EM Bà xã tôi là chị cả, được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 5 người con, ở làng Giáp Nhất chiêm trũng của xã Thanh Phong,huyện Thanh Lêm,tỉnh Nam Hà(nay là tỉnh Hà Nam).Năm 1967,sau khi học xong cấp 3,được tổ chức tuyển chọn vào học trường Cơ Yếu (Thuộc bộ Tổng Tham Mưu,QĐNDVN),rồi điều vào công tác ở phòng Cơ Yếu,văn phòng khu ủy khu Trị-Thiên_Huế cho đến năm 1974 thì được điều ra ủy ban Thống Nhất TW Tôi cũng là cán bộ Dân Chính thuộc một cơ quan Dân Chính Nam Bộ,và cũng được TC điều ra ủy ban Thống Nhất TW trong thời gian này,chúng tôi gặp nhau,rồi “duyên thiên kỳ ngộ”,chúng tôi nên vợ nên chồng.
Sau chiến tranh,chúng tôi đã khước từ rất nhiều cơ hội công tác ở các cơ quan TW & Hà Nội,kéo nhau về công tác ở cơ quan cấp huyện quê tôi.Thế là,một lần nữa bà xã tôi lại phải xa quê hương,nơi chôn nhau cắt rốn của mình.Suốt mấy chục năm qua,mặc dù năm nào vợ chồng tôi cũng đưa nhau về Hà Nam,nhưng các em vợ của tôi thì ít ra Hải Dương quê tôi.Chỉ những khi tôi có công việc như dựng vợ gả chồng cho các con tôi thì các dì và cậu của các con tôi mới ra.Như vậy đã hơn chục năm nay,do bận công tác và làm ăn kiếm sống mỗi người một phương nên không có điêu kiện tổ chức gặp gỡ chị em tại nhà tôi.Vì vậy, đây là lần gặp gỡ đầy đủ cả 5 chị em ở nhà tôi.Bà xã tôi hình như rất vui và hình như cũng truyền niềm vui này sang tôi và các con cháu tôi.Quả thật, cuộc gặp đã thật vui nỗi vui gia đình.Nhân đây tôi xin chia sẻ niềm vui này của gia đình tôi cùng các bạn qua Clip “TÌNH CHỊ EM”của tôi:




Nhân Hưng,ngày 12-6-2016
Camera & Giới thiệu:Tạ Anh Ngôi

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

NỘI NGOẠI GIAO LƯU

                                                                         

Liên hoan gặp gỡ giữa anh chị em con cháu trong gia đình
Cô em thứ 2 sau bà xã nhà tôi

Hai chị em:Cô thứ 4 & Cô thứ 5 sau bà xã nhà tôi
trước nhà bia Côn sơn Phúc Tự bi-chùa Côn Sơn

Cậu em thứ 3-ngừ trai duy nhất trong 5 chi em của bà xã nhà tôi

Hai chị em:Nguyễn Thị Hương(trái) & Nguyễn thị Thơm(phải)
 cháu :Tạ Minh Hằng(cháu nội) & Cháu:Trịnh Khang (cháu ngoai)
2cháu Trịnh Khang & Trịnh Thái


Cá cháu ngoại:Trịnh Khang,Trinh Thái,Vũ Đức Hiếu &
 cháu nội Tạ Minh Hằng

Nhân Hưng,ngày 12-6-2916
Photo & Giới thiệu:Tạ Anh Ngôi








Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

THÊM MỘT CÔ GIÁO LAM NỮA : (Xin được chia sẻ bài viết của Bảo Trang)

KỂ CHO BÁC NGHE... CHUYỆN ĐẤT NƯỚC MÌNH
Biết hôm nay... là ngày sinh của Bác
Dân đang buồn... không thể hát Bác nghe !
Biển đang đau... nên rì rào khe khẽ
Không dạt dào như trước nữa Bác ơi !
Biển quê mình du khách chẳng dám bơi
Ngành du lịch sắp trong thời đóng cửa
Biển chết đi... kéo thêm nhiều thứ nữa
Thiếu muối, dầu... vật giá sẽ leo thang
Nghĩ trong lòng con cảm thấy hoang mang
Ở Miền Trung... ngàn người đang thất nghiệp
Những đứa trẻ cần phải đi học tiếp
Nhưng lấy gì để tiếp bước tương lai ?
Bút giấy thừa họ vẽ vượn, vẽ nai
Tăng vốn gấp hai... những công trình lạ
Những dự án treo... khi nào hiệu quả ?
Mặc dân nghèo... nhịn đói để trôi qua
Nghèo đứng đầu là dân tỉnh Sơn La
Bỏ chục "ha" xây tượng đài nghìn tỷ
Trong khi đó... trẻ em nghèo vốn dĩ
Bước tới trường... giống như khỉ đu dây
Riêng con thấy như vậy là lãng phí
Bởi sinh thời... Bác giản dị, đơn sơ
Yêu trẻ thơ, yêu đồng bào cơ nhỡ
Bác sẽ buồn... khi thấy họ khó khăn
Bác biết không có một nỗi bâng khuâng ?
Những thức ăn của dân mình Bác ạ !
Nào thịt, cá, rau, tôm... đầy chất lạ
Họ giết mình bằng hóa chất khắp nơi
Cá bây giờ chết trắng ở ngoài khơi
Con sợ nay mai dân mình cũng thế !
Bởi giặc ngoài đề phòng thì rất dễ
Riêng giặc trong nhà đâu dễ đấu tranh
Họ dùng tiền để thăng chức, mua danh
Nên xung quanh luôn có người bao bọc
Lời Bác dạy: " nên lấy dân làm gốc"
Họ bây giờ... chẳng nhớ gốc Bác ơi !
Bác linh thiêng đang ngự ở trên trời
Mách bảo chúng con những lời công lý
Giúp cho dân có cùng thêm ý chí
Đánh đuổi giặc ngoài giữ lấy biển Đông
Để xứng với danh "con Lạc cháu Hồng"
Cứu non sông như thời Vua lập quốc
Loại bỏ những sâu đang còn ẩn nấp
Đất nước mình lại tràn ngập niềm vui..!!!
BẢO TRANG (19.05.16).
Nhân Hưng,ngày 8-6-2016
Sưu tầm từ nguồn:Facebook
Giới thiệu:Tạ Anhh Ngôi

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

VẪN CHƯA GIÀ

 (Họa bài:Tuổi Hạc"của Đỗ Văn Cung)


"Bảy mươi tuổi hạc vẫn chưa già"
Trông thấy các em lại muốn ca
Lúc xuống lúc lên không kém bạn
Khi hừ khi hữ chẳng hơn ta
Dịp may có được là làm tới
Cơ hội không còn cũng cố qua
Tóc bạc nhưng tình ta không bạc
"Bảy mươi tuổi hạc vẫn chưa già"!

Nhân Hưng ngày 7-6-2016
Tạ Anh Ngôi



Phụ Chép bài:Tuổi Hạc


bảy mươi tuổi hạc phải đâu già
kết bạn giao luu xướng họa ca
võ nghệ tinh thông không vỗ ngực
văn chương tàm tạm chẳng khoe ta
đặc công chinh chiến luôn xông tới
giông bão cuộc đời đã vượt qua
may mắn trở về thương chiến hữu
bảy mươi tuổi hạc phải đâu già

                         Đõ Văn Cung

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

NÚI ĐÔI

(Họa bài:"NÚI ĐÔI"của Thị Đốp) 

Hà Giang có núi đứng song đôi
Chum chúm nhô lên rõ núi đồi
Nghễu nghện giữa trời liền hai ngọn
Mâng mâng mặt đất xếp đơn côi
Bâng khuâng khách ngắm màu xanh thẳm
Rạo rực người xem vẻ đẹp khôi
Dẫu đến hay đi ai cũng thích
Hẹn ngày trở lại quyết không thôi

                   Nhân Hưng ngày 5-6-2016
                                  Tạ Anh Ngôi
Hiển thị thêm cảm 

Phụ chép bài:NÚI ĐÔI
Quản Bạ mơ màng ngắm núi đôi
Chim ca bướm lượn sắc hương đồi
Mơn man cặp nhũ hồn đâu lẻ 
Quyến luyến đôi bồng dạ chẳng côi
Gió bụi mưa vùi phô ngọc thắm
Đông tràn nắng đổ vẫn tinh khôi
Hà Giang điểm hẹn nao lòng nhớ
Lữ khách say tình mộng mãi thôi
Thị Đốp

______________

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

MỘT BÀI VIẾT CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA VÊ TT MỸ B OBAMA

                                           ẤN TƯỢNG OBAMA
TRẦN ĐĂNG KHOA
- Thưa ông Trần Đăng Khoa! Rất vui sau một tuần lại có dịp gặp ông. ấn tượng nhất của ông trong tuần qua là gì?
- Là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama. Có thể nói tràn ngập các kênh truyền thông, từ truyền hình, báo chí chính thống cho đến các trang mạng xã hội, các trang Blog, Facebook của những người dân bình thường là hình ảnh B. Obama. Báo chí, truyền thông cũng đã khai thác đến hết mọi góc độ của chuyến thăm lịch sử ấy. Từ chuyên cơ, trực thăng, lính bắn tỉa bảo vệ, chó nghiệp vụ, người phiên dịch, người viết diễn văn, cô trợ lý gốc Việt, ông đầu bếp, cho đến cả hai cái máy nhắc chữ…Có lẽ mọi ngóc ngách của chuyến đi, cả những chuyện “hậu cung” của ông B. Obama cũng được lôi ra bàn luận, mổ xẻ. Dường như đến Việt Nam, Ngài Tổng thống chẳng còn gì bí mật nữa. Tất cả đã thành một cơn sốt B. Obama. Không chỉ những người dân ở mạng xã hội, cả chính khách, trí thức, văn nghệ sĩ và các “yếu nhân” của công chúng cũng bàn về ông. Nhiều người còn đưa ra cả những lý giải, vì sao ông B. Obama được người dân Việt Nam yêu mến đến thế…

- Vâng! Đúng là rất ấn tượng. Và đối với ông thì ấn tượng nhất trong các ấn tượng ấy là gì?
- Là những người dân ta đón ông. Đấy mới là điều đáng bàn. Còn nói B. Obama diễn thuyết hay thì đó là điều dĩ nhiên. Vì ông là một ký giả, một nhà hùng biện. Bản thuyết trình của ông còn trên cả tuyệt vời. Vì nó hoàn thiện đến tuyệt đối. Ông đã lấy văn hoá Việt làm đại lộ đến với người Việt là lựa chọn thông minh nhất để chinh phục tuyệt đối những người tiếp xúc với mình. Cả ba Tổng thống Mỹ tới Việt Nam đều chọn con đường này nhưng đến B. Obama mới hoàn thiện nhất, chính xác nhất và cũng hay nhất. Những danh nhân văn hoá tiêu biểu nhất của Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực Chính trị, Quân sự, Tôn giáo, Ngoại giao, Khoa học, văn hoá Nghệ thuật đều được ông “huy động” trong bản thuyết trình. Như Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Ngô Bảo Châu. Nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Những trích dẫn rất đích đáng. Tôi muốn nói thêm về Văn Cao. Năm 1975, khi thống nhất đất nước, nhiều người, trong đó có những nhà thơ rất lớn gọi đó là năm vĩ đại, ngày vĩ đại, nhưng Văn Cao chỉ coi đó là ngày bình thường: “ngày bình thương, ngày vui nay đã về…”. Đúng thật. Chiến tranh là bất thường. Chúng ta đã trải qua gần nửa thế kỷ sống trong sự bất thường, đến nỗi cái bất thường đã trở thành bình thường, khi có được những ngày bình thường đích thực mà chúng ta giành được bằng bao xương máu, thì ta lại choáng ngợp, rồi phải rất vất vả mới làm quen được với nó, cho đến nay, cũng đã hơn một phần tư thế kỷ rồi, mà chúng ta vẫn chưa nhuần với đời sống dân sự. “Từ nay người biết thương người. Từ nay người biết yêu người”. Văn Cao quả là một nghệ sĩ có tầm nhìn vượt trước thời đại. Ông viết không nhiều nhưng lại có rất nhiều tác phẩm đặc sắc. Và tác phẩm đặc sắc nhất của đời ông, theo tôi, có lẽ lại chính là “Mùa xuân đầu tiên”, một ca khúc vừa hay vừa lớn, vừa đẹp về giai điệu lại rất sâu sắc trong ca từ, mà ông B. Obama đã chọn để trích dẫn. Và cuối cùng trên đại lộ văn hoá mà Tổng thống Mỹ chọn để đến với chúng ta là Đại thi hào Nguyễn Du. B. Obama đã dẫn Nguyễn Du để bàn về mối bang giao giữa hai nước: “Rằng trăm năm cũng từ đây – Của tin còn một chút này làm ghi”. Phải nói là rất tuyệt vời. Đúng vậy. Vấn đề là niềm tin. Không có niềm tin thì không có gì hết. Chơi với nhau thì phải tin nhau. Nhiều người bạn lớn cũng đến với chúng ta, thậm chí họ còn có cả những tấm áo rất đẹp, rất lộng lẫy được đính thêm những hạt kim cương bằng lòng tốt, mà có đến những bốn tốt với mười sáu chữ vàng, nhưng vẫn không tạo được niềm tin để chúng ta có thể yên tâm, sống chết với họ, khi họ cứ nói một đằng, làm một nẻo. Lại còn đe chúng ta: “Chơi với Mỹ cần phải cẩn thận”. Vâng! Đúng là chơi với ai cũng phải cẩn thận. Nhất là những người không tạo cho chúng ta có được niềm tin, dù chúng ta luôn tin và rất muốn tin. Ông B. Obama được dân ta quý chính vì ông rất hiểu chúng ta và tạo cho chúng ta có được niềm tin này. Đặc biệt ông dẫn Lý Thường Kiệt để bàn về chủ quyền của chúng ta: “Sông núi nước Nam, Vua Nam ở”. Ông còn nói: “Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam”. Về Biển Đông, đây là vấn đề nhạy cảm nhất, ông cho rằng “Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp phải thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác cũng hành động như vậy”. Ông còn nói “Không thể cứ cậy nước lớn mà bắt nạt nước nhỏ”. Rồi ông tuyên bố xoá bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mấu chốt khiến nhiều kẻ tức tối…
- Vậy thì ấn tượng quá chứ…
- Vâng! Rất ấn tượng. Nhưng ấn tượng nhất, như tôi nói, lại chính từ phía ta, phía những người dân đối với B. Obama. Họ đứng đặc hai bên đường để chào ông đến và tiễn ông về. Như thế, B. Obama không chỉ là vị khách trọng thể của nhà nước mà còn là khách quý của nhân dân. Không phải Tổng thống nước nào cũng có được hạnh phúc này. Và điều ấy làm cho chính B. Obama và đoàn tuỳ tùng của ông thấy choáng ngợp. Nhân dân bao giờ cũng rất sâu sắc. Họ mới đúng là những nhà ngoại giao siêu đẳng nhất: Ngoại giao Nhân Dân. Họ đã đưa ra một thông điệp: Người Việt Nam không thù dai. Người Việt Nam rất trọng hoà bình. Anh đến với tôi bằng tấm lòng thì chúng tôi cũng mở hết lòng ra để đón anh. Và Thông điệp thứ hai: Việt Nam là Đất nước Hoà bình. Anh mang đến cho Dân điều tốt lành thì Dân sẽ đùm bọc anh, che chở anh. Và người Dân quây quanh B. Obama. Và B. Obama cũng hoà đồng với họ, ăn bún chả với họ, tránh mưa bên mái hiên với họ, chụp ảnh “tự sướng” cùng họ. Và thế là trực thăng hộ tống, chó nghiệp vụ, lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống trở thành ế ẩm, không còn việc để làm. Đấy là những “hành trang” không cần thiết. Bởi bảo vệ đùm bọc B. Obama chính là những người dân Việt Nam. Nhiều học giả của ta và cả thế giới cũng bàn về tấm lòng của Dân này. Đại tá, nhà thơ nổi tiếng Vương Trọng lại thấy ở B. Obama có cái gì đó rất gần với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. “Đấy là hai nhân vật nổi tiếng, năm sinh cách nhau trên nửa thế kỷ, lại cách nhau nửa vòng trái đất, cứ tưởng như chả có gì liên quan với nhau, chả có điểm gì chung. Thế mà có đấy! Đó là lòng mến mộ của người dân Việt Nam. Có lẽ sau Bác Hồ, thật hiếm có một vị lãnh tụ nào khi qua đời lại được dân tiếc thương như tướng Giáp, và ngoài nghi thức Quốc tang là Dân tang. Cũng hiếm có một vị khách nước ngoài nào được người Việt Nam quan tâm, yêu mến và chào đón như Tổng thống B. Obama. Có người phân vân rằng, tại sao rừng người đón Tổng thống Mỹ này lại không cầm cờ Mỹ hay cờ Việt, mà chỉ có hai bàn tay không. Xin thưa, chính điều ấy nói lên rằng, họ không đi đón vì một sự tổ chức hay sự vận động nào cả, mà đi theo tiếng gọi của trái tim mình.
Với người dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng thống Obama gặp nhau điều đó.
Thiết tưởng hiện tượng này có ý nghĩa không nhỏ đối với những ai quan tâm đến tình cảm, mong muốn của số đông người dân”. Cũng bàn về Tổng thống B. Obama, Đại tá, nhà thơ Vương cũng có một bình luận xác đáng: “Không ai đánh giá cao giá trị của phản biện bằng Tổng thống Ôbama. Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, ông nói đại ý rằng: Hàng ngày tôi nhận được không ít những lời chỉ trích. Và chính những lời chỉ trích đó đã làm cho nước Mỹ tốt đẹp hơn. Đó là nhận định của vị Tổng thống quyền lực nhất thế giới! Có hai thông tin từ nhận định này. Thứ nhất, nhà cầm quyền phải biết lắng nghe ý kiến ngược chiều, trái với mình để tìm ra chân lý hoạch định chính sách đúng đắn. Thứ hai, những người phản biện cũng cần xác định mục đích của sự phản biện, không phải là phá rối mà là làm cho đất nước tốt đẹp hơn…”.
- Trong bài thơ Kể cho bé nghe, trước đây anh viết "Chăm ngoan học giỏi/ Là bạn thiếu nhi/ Ngu xuẩn nhất nhì/ Là tổng thống Mỹ". Giờ anh muốn nói gì về câu thơ ấy?
- Vừa rồi, nhân sự kiện ông B. Obama sang, mấy người cũng trích câu thơ này để diễu vui tôi. Xin thưa rằng, câu thơ này tôi viết cách đây nửa thế kỷ. Không phải viết về ông B. Obama hay ông Bin Clinton. Cần phải đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể. Nói về Tổng thống Mỹ lúc ấy như thế, đến bây giờ tôi vẫn nghĩ không sai. Tổng thống Mỹ có thể thông minh ở đâu đấy, vì không thông minh, tài giỏi thì chắc chắn nhân dân Mỹ đã chẳng bầu ông ta, nhưng việc đánh Việt Nam, giết hại hàng ngàn phụ nữ và trẻ con vô tội trong những năm chiến tranh thì không thể gọi là một việc làm thông minh được. Cứ bảo Mỹ chỉ ném bom khu vực quân sự, nhưng B52 rải thảm khu phố Thượng Lý Hải Phòng, hay Bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên Hà Nội thì đâu phải khu quân sự. Ai đặt pháo hay tên lửa trong lòng thành phố? Cả bệnh viện Bạch Mai bị san phẳng. Trong đó có bao nhiêu người già, phụ nữ, trẻ con đang ốm đau. Nếu ông Ních-xơn sáng suốt thật sự thì ông ấy đã chẳng "ngã ngựa" giữa đường. Ngã ngay giữa nước Mỹ. Hay như ông Tổng thống Mỹ gì đó đã hạ lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, khi cuộc chiến đã tàn thì làm sao có thể gọi được đó là những người thông minh? Còn Tổng thống Mỹ như Bin Clin ton hay B. Obama thì thật tuyệt vời…
- Có lẽ vì thế, ông đã sửa câu thơ đó? Mà sửa cách đây cũng gần hai chục năm rồi. Nhưng sửa đi lại mất tính lịch sử…
- Đấy không phải lịch sử mà chỉ là một bài thơ mang hơi đồng dao. Câu ấy sau này tôi có sửa. Tôi sửa để bài thơ giữ được sự tự nhiên, trong sáng, nó hợp với không khí đồng dao của toàn bài chứ không phải vì Tổng thống Mỹ. Để nó, cả bài thơ sẽ mất đi sự hồn nhiên. Đây là cuộc chơi chỉ có chó, mèo, cào cào, châu chấu mà Tổng thống Mĩ không thể "can dự" vào được. Sự có mặt của ông ta chỉ làm hỏng cuộc chơi..
- Nếu cần nói một câu về Tổng thống B. Obama thì ông sẽ nói sao?
- Tôi thấy có rất nhiều học giả nói rồi, và họ nói rất hay. Ví như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nhiều năm ở Uỷ ban Văn hoá của Quốc hội. Ông cũng từng là một Đại biểu Quốc hội rất có uy tín. Ông Thuyết cho rằng : “B. Obama rất hiểu nền văn hóa, tập quán của Việt Nam. Ba lần các nhà lãnh đạo cao nhất Hoa Kỳ "lẩy" Kiều, câu nào cũng hay, cũng trúng và giàu cảm xúc, ý nghĩa. Nhưng người Việt tâm đắc và đánh giá cao nhất là câu Kiều mà Tổng thống B. Obama đã chọn, nhất là việc lấy câu Kiều để kết bài phát biểu quá hợp cảnh, hợp tình, khó có câu nào trong truyện Kiều hợp hơn. Trước tấm chân tình đối với Việt Nam, sự lịch duyệt và thân thiện cũng như tầm vóc mà Tổng thống B. Obama đã thể hiện, tôi cũng xin gửi tặng Ngài một câu Kiều nói lên ấn tượng sâu sắc của tôi cũng như rất nhiều người dân Việt Nam về Ngài: "Thiên tư, tài mạo tót vời - 
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa".
- Vâng, chúng ta cũng có thể lấy câu Kiều của G.S Nguyễn Minh Thuyết dựng chân dung Ngài Tổng thống B. Obama để kết thúc cuộc trò chuyện này. Xin cám ơn ông!
Thu Hằng ghi


Sưu tầm và Giới thiệu:Tạ Anh Ngôi
    Email  

TÌM LẠI NIỀM VUI


                               

                              (Họa bài:"Nhiều tâm sự"của Đỗ Đình Tuân)

Gắn bó đã lâu chẳng hững hờ
Không gì trái đạo chẳng gì dơ
Sân đình trúc mọc bao lưu luyến
Ngõ Hạnh người đi những ngẩn ngơ
Ruộng cạn hết tôm đành cất đó
Sông sâu không cá cố chi lờ?
Từ ngày ông ấy buông chài lưới
Rỗi rãi tìm vui đến với thơ...

                   Nhân Hưng,ngày 3-6-2016
                                Tạ Anh Ngôi

(Phụ chép bài:"Nhiều tâm sự"của Đỗ Đình Tuân)

Có ông định chắp mối duyên hờ
Khăng khít bao ngày rất khớp dơ
Cứ nghĩ cô nàng đang mộng mị
Nào ngờ ông lão hóa ngu ngơ
Người về nẻo cũ khoai cùng lúa
Kẻ vất lung tung đó với lờ
Dang dở là may hay rủi vậy?
Được nhiều tâm sự gửi cho thơ !

                   Sao Đỏ,ngày 3-6-2016
                          Đỗ Đình Tuân


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

THẾ CHẤP


Tôi đem thế chấp mối tình hờ
Công chứng lại quên thế mới dơ
Chưa hết hợp đồng người đã lật
Vẫn còn điều khoản khách làm ngơ
Mất sông nên bỏ nghề chài lưới
Hết ruộng đành thôi nghiệp đó lờ
Vốn liếng cụt rồi ngồi kiểm lại
Bao nhiêu lờ lãi gửi vào thơ !!!
Nhân Hưng,ngày 30-5-2016
Tạ Anh Ngôi