Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ý THỨC

Bảy mươi nhưng lão vẫn sung sức
Tỏ rõ là người có ý thức
Trên bảo dưới nghe ai cũng mê
Trong co ngoài duỗi người không bực
Gặp khi cơ nhỡ vẫn yêu thương
Đến lúc khốn khó chẳng hậm hực
Kinh Bắc,xứ Đoài đâu cũng đi
Giao lưu thỏa mái hết đau nhức!!!

                     Nhân Hưng,ngày 26-4-2014

                                    Tạ Anh Ngôi

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

SUY NGHĨ MIÊN MAN

"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cố công giữ nước"
Lời Bác dặn ngày trước
Vẫn tươi nguyên trên bia đá đền Hùng

Hôm nay bão trên biển Đông
Sóng dữ tràn qua các đảo
Các thế hệ em tôi
Đứng canh trời trong bão

Tin về một bà lão
Bị cháu giết cướp mấy chục nghìn*
Một thằng trai không điên
Hiếp trẻ con và giết đứa trẻ khác
Điềm nhiên chạy tồng ngồng trên phố

Chuyện bố giết con,chuyện con giết bố
Chuyện những đứa vô lương tâm
Bỏ con thơ xuống sông,
Chuyện thằng chồng
Nhẫn tâm tẩm xăng đốt chết vợ...

Một đêm mất ngủ
Suy nghĩ miên man
Sợ!!!

          Nhân Hưng,ngày 1-5-2013
                      Tạ Anh Ngôi

*Tiền VNĐ

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

TẬP TRÈO NÚI

(Họa thơ Ngọc Thúy )

Cuối chiều thấy khỏe lại đi trèo
Dẫu mệt vẫn làm vẻ tỉnh queo
Lúc thích hang sâu quì qối nhún
Khi ham dốc lạ chống tay leo
Lên đồi nằm sấp ôm bù dứa
Xuống suối ngồi nghiêng khoắng lộn bèo!
Chỉ tại trời sinh đành phải thế
Muốn săn gân cốt cố mà đeo(!)

                           Nhân Hưng,ngày 30-1-2011
                                       Tạ Anh Ngôi

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Thứ Tư, 23/04/2014 - 13:32

Mỹ nhân nào đẹp nhất trong các mỹ nhân?

(Dân trí) - Trong lịch sử Trung Quốc có bốn người đẹp được mệnh danh là “tứ đại mỹ nhân”, sắc đẹp của họ đủ làm thay đổi cả lịch sử. Họ đã trở thành đề tài khai thác “không mệt mỏi” của nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng.



Các tài liệu còn lưu lại cho tới ngày nay về bốn vị mỹ nhân thực tế bị ảnh hưởng nhiều bởi những chuyện thêu dệt của dân gian. Bốn mỹ nhân lưu danh muôn thuở là do sở hữu sắc đẹp tuyệt trần và có tầm ảnh hưởng đối với các vị hoàng đế Trung Quốc. Có thể nói, dù mang phận nữ nhi nhưng họ đã làm thay đổi lịch sử Trung Quốc.
“Tứ đại mỹ nhân” có kết thúc không viên mãn. Số phận của họ đúng như dân gian vẫn thường nói - “hồng nhan bạc mệnh”. Trong đó, Vương Chiêu Quân còn được xem là “có phúc” hơn cả.
Sắp xếp theo thứ tự thời gian, tứ đại mỹ nhân đó là: Tây Thi (sống ở thời Xuân Thu), Vương Chiêu Quân (thời nhà Tây Hán), Điêu Thuyền (sống ở thời Tam Quốc), Dương Quý Phi (thời nhà Đường).
Giới làm phim Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ qua đã luôn tái hiện lại cuộc đời của bốn người đẹp tuyệt sắc này qua nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh. Và cũng đã có rất nhiều các nữ diễn viên được thử sức với các vai "Tứ đại mỹ nhân".
 
Ai trong số họ là "mỹ nhân đẹp nhất trong các mỹ nhân"?

Ô Tĩnh Tĩnh (2012):Ô Tĩnh Tĩnh (2012): Qua sự hóa thân của Ô Tĩnh Tĩnh, Tây Thi mang vẻ đẹp thông minh, pha chút bướng bỉnh.
Dĩnh Nhi (2011):Dĩnh Nhi (2011): Vai Tây Thi của Dĩnh Nhi có nét trong sáng, ngây thơ, nhưng không lột tả được sự thông minh, sắc sảo cần có.
Ban Gia Gia (2009):Ban Gia Gia (2009): Vẻ đẹp của nữ diễn viên hoàn toàn khác biệt với những gì vốn được miêu tả về Tây Thi. Trong khi Tây Thi đẹp mảnh mai, thanh thoát thì Ban Gia Gia đẹp đầy đặn, quyến rũ. Phục trang của “Tây Thi” Ban Gia Gia cũng thoát ly khỏi yếu tố lịch sử - thời đại.
Quách Thiện Ni (2006):Quách Thiện Ni (2006): Tây Thi trong truyền thuyết là người phụ nữ mang vẻ đẹp “hồng nhan họa thủy”, ý nói đẹp đến mức là mầm của tai họa, dù bản thân Quách Thiện Ni là một nữ diễn viên khả ái nhưng tạo hình của cô trong vai Tây Thi không toát lên được vẻ thanh cao. Bên cạnh đó, trong một số trường đoạn, Tây Thi có phần quá cứng cỏi, mạnh mẽ.
An Dĩ Hiên (2005):An Dĩ Hiên (2005): Với vẻ đẹp mong manh, thanh tao sẵn có, An Dĩ Hiên có lợi thế ngay từ đầu khi vào vai Tây Thi. Đôi mắt to biểu cảm cùng vẻ dịu dàng nhưng cũng rất thông minh, lanh lợi khiến cô chinh phục được cả những khán giả khó tính.
Phùng Bảo Bảo (1987):Phùng Bảo Bảo (1987): Là diễn viên của những vai diễn lớn như Tây Thi, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi…, bản thân Phùng Bảo Bảo cũng có thể coi là một người đẹp tuyệt sắc. Vẻ đẹp của cô đầy đặn, đoan trang, dịu hiền, theo đúng tiêu chí của cái Đẹp truyền thống.
Đổng Trí Chi (1983):Đổng Trí Chi (1983): So sánh với những miêu tả trong truyền thuyết về nhan sắc Tây Thi thì Đổng Trí Chi được ca ngợi là người đẹp giống “nguyên bản” nhất.
Dương Mịch (2005):Dương Mịch (2005): Quá trình tuyển chọn diễn viên cho vai Vương Chiêu Quân khi đó từng thu hút cả những diễn viên tên tuổi như Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Trần Hảo… nhưng cuối cùng “đàn em” Dương Mịch đã được giao vai diễn. Quả thực, nhan sắc Dương Mịch thanh cao, thoát trần, mong manh, duyên dáng, rất phù hợp với hình tượng Vương Chiêu Quân.
Lý Thể Hoa (2004):Lý Thể Hoa (2004): Vai diễn của Lý Thể Hoa không được đánh giá cao bởi nhan sắc, thần thái của cô chưa thể thuyết phục khán giả rằng đây là một “đại mỹ nhân”. Bên cạnh đó, cách biểu cảm diễn xuất của nữ diễn viên có phần hiện đại, không phù hợp với một vai diễn đầy tính truyền thống.
Tống Võng Lăng (1988):Tống Võng Lăng (1988): Đây có thể coi là tạo hình đột phá đầu tiên về nhân vật Vương Chiêu Quân trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Vẻ đẹp đằm thắm, thanh thoát của Tống Võng Lăng đã chinh phục số đông khán giả.
Lưu Diệc Phi (2011):Lưu Diệc Phi (2011): Vốn là mỹ nhân của dòng phim cổ trang Trung Quốc, vai diễn Điêu Thuyền của Lưu Diệc Phi được khán giả đón nhận và yêu thích, bất kể nữ diễn viên vốn mang vẻ đẹp trong sáng, thoát trần, có phần xa cách với những tiêu chí cần có ở một người đẹp đầy mưu toan.
Hàn Tuyết (2011):Hàn Tuyết (2011): Diễn xuất của Hàn Tuyết khó lòng vượt qua được các “đàn chị” nhưng nhan sắc ấn tượng cùng tạo hình đẹp khiến Hàn Tuyết không quá “lọt thỏm” giữa những “đại tỉ” từng vào vai Điêu Thuyền.
Trần Hảo (2010):Trần Hảo (2010): Được mệnh danh là “người đẹp vạn người mê”, Trần Hảo dễ dàng chinh phục khán giả khi vào vai Điêu Thuyền.
Ninh Tịnh (2003)Ninh Tịnh (2003): Vẻ đẹp “giống Tây” của Ninh Tịnh khiến những vai diễn của cô luôn có sự khác biệt thú vị, được khán giả chờ đợi. Tuy vai Điêu Thuyền của Ninh Tịnh có nét hiện đại nhưng lại được người xem đón nhận và yêu mến. Ninh Tịnh đã thể hiện rất đạt một Điêu Thuyền thông minh, sắc sảo.
Phan Nghinh Tử (1988):Phan Nghinh Tử (1988): Khi đóng vai Điêu Thuyền, Phan Nghinh Tử đã 39 tuổi nhưng dung mạo và diễn xuất của nữ diễn viên không khác gì một thiếu nữ trẻ trung. Đặc biệt, Phan Nghinh Tử đã khắc họa thành công một đại mỹ nhân thông minh, sắc sảo, tham gia vào những mưu đồ chính trị.
Phạm Băng Băng (2014):Phạm Băng Băng (2014): Phạm Băng Băng - mỹ nhân tuyệt sắc của màn ảnh Trung Hoa - đã gây xôn xao dư luận khi vào vai Dương Quý Phi. Sẵn có nhan sắc đặc biệt phù hợp để hóa thân vào các vai diễn cổ trang, nàng Dương Quý Phi của Phạm Băng Băng khiến khán giả “mãn nhãn”.
Ân Đào (2010):Ân Đào (2010): Vẻ đẹp mảnh mai và ánh mắt xa xăm, mơ hồ của Ân Đào được đánh giá cao nhưng xét về tổng thể, diễn xuất của cô chưa thật thuyết phục bởi Dương Quý Phi đương thời đẹp tới mức bị cho là “hồng nhan họa thủy”.
Vương Lộ Dao (2003):Vương Lộ Dao (2003): Nữ diễn viên được đánh giá là một trong những nàng Dương Quý Phi đẹp nhất màn ảnh. Dù Vương Lộ Dao có phần hơi “dừ” khi nhập vai nhưng đường nét thanh tú trên khuôn mặt, vẻ đẹp quyến rũ toát ra từ từng cử chỉ diễn xuất của cô khiến khản giả say đắm.
Hướng Hải Lam (2000):Hướng Hải Lam (2000): Vẻ đẹp thuần khiết của Hướng Hải Lam giúp cô hoàn tất vai diễn Dương Quý Phi ở mức an toàn, không tạo nên những đột phá mới.
Hầu Tuấn Kiệt (1996):Hầu Tuấn Kiệt (1996): Vẻ đẹp của “Dương Quý Phi” Hầu Tuấn Kiệt là một trong những tạo hình để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.
Chu Khiết (1992):Chu Khiết (1992): So với 3 “đại mỹ nhân” ở trên, vai Dương Quý Phi dường như may mắn hơn khi tìm được nhiều nữ diễn viên sở hữu vẻ đẹp ấn tượng cùng diễn xuất tốt. Chu Khiết là một trong những diễn viên như thế.
Lâm Phương Bình (1990):Lâm Phương Bình (1990): Nàng Dương Quý Phi qua diễn xuất của Lâm Phương Bình hiện lên đúng là một “hồng nhan họa thủy”. Vẻ quyến rũ toát lên trong từng khuôn hình.
Phùng Bảo Bảo (1986):Phùng Bảo Bảo (1986): Người đẹp của những vai diễn “bom tấn” chưa bao giờ gây thất vọng đối với khán giả truyền hình.
Bích NgọcTổng hợp
Nhân Hưng,ngày 23-4-1024      
(Sưu tầm và giới thiệu:Tạ Anh Ngôi)

VỊNH GẠT TÀN THUỐC LÁ TƯỢNG THIẾU NỮ KHỎA THÂN

(Đến nhà bác Thanh Dạ,thấy chiếc gạt tàn thuốc lá là tượng hình một thiếu
Nữ khỏa thân qùi gối,ưỡn ngực,cảm hứng bất ngờ mà viết  nên bài này)

Chắc muốn khoe dày cặp nhũ hoa
Nên em cởi hết áo quần ra?
Nghiêng đầu ưỡn ngực mông tròn mẩy
Quì gối khép đùi vú đẫy đà
Làm bác ham vui thèm nắn bóp
Để ông thích lạ muốn sờ xoa
Quanh bàn chủ khách cùng nhau hút…
Cùng dụi đầu vào …chỗ ngã ba!

                             Phố Hóp,ngày 11-5-2005
                                           Tạ Anh Ngôi

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ BCH CLB THƠ TỈNH HẢI DƯƠNG


Toàn cảnh hội nghị ban chấp hành(Mở rộng)CLB thơ tỉnh Hải Dương 
Ông Vũ Thanh Thao(TX Chí Linh)
Ông Vũ Thanh Thao và Xuân Hiểu(Bạn thơ của cụ Nguyễn Thế Chuyền,TX Chí Linh)
Thanh Dạ và Nguyễn Thị Mai Lý(Kim Thành)
Vũ Thị Thanh Hưng(Thất Hùng,Kinh Môn)Người dũng cảm lấy thương binh hạng 1
Nguyền Thị Thanh Lịch(Thanh Ngọc)TX Chí Linh
Bà Nguyễn Thị Sóng Sánh và nhà giáo Nguyễn Đức Tăng(Gia Lộc)
Thăm cơ sở mới đang xây dựng của vợ chồng giám đốc Nguyễn Văn Lưu
(Từ trái sang phải :Thanh Dạ,Nguyễn Văn Lưu,Nguyễn Thị Sử-vợ ông Lưu,
Tạ Anh Ngôi và Đặng Đình Ban)

Nhân Hưng,ngày 20-4-2014
Photo:Tạ Anh Ngôi




























Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

XOAY NGHỀ

(Tặng PXH)

Làm nông vất vả lão xoay nghề
Bốc thuốc nghề nhàn nhất xóm quê
Châm cứu không rành thì đấm bóp
Mát xoa chẳng biết cứ mân mê
Muốn tiêu mỡ bụng cho đi tướt
Thích nở cơ mông để máy vê
Mấy chị góa chồng không tái giá
Thuê thày chữa bệnh thỏa cơn …dê!

                        Hải dương,ngày 10-7-2012
                                     Tạ Anh Ngôi

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

BẾN CHỜ

Ai có đi thuyền cắm bến chờ
Chở tình ai đó rắc vào thơ
Lênh đênh sóng vỗ vui thuyền mộng
Lãng đãng mây trôi đẹp bến mơ
Đáy nước lung linh vầng nguyệt tỏ
Lòng thuyền ăm ắp bóng sao mờ
Nước mây ai trộn tan làm một
Chờ khách sang ngang bến khép hờ…

                    Bến Hàn Giang,ngày 04-10-2002
                                  Tạ Anh Ngôi

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

BẬT LỬA HẾT GA

(Họa bài”Cái bật lửa”của Kim Liên)

Máy nhà em đã hết ga
Đá còn quẹt mãi chẳng ra lửa hồng   
Lựa chiều em cũng kỳ công
Vừa quẹt vừa giữ cũng không được gì!

Máy anh Tuân tốt cực kỳ
Muốn sang mượn chút phòng khi nhỡ hàng
Nhưng mà chỉ dám nuốt khan
Sợ Thu nhìn thấy cô nàng lại…cơn!

Thôi đành cố nhịn vẫn hơn
Tuân mời em chỉ ghi ơn và cười?
Trăm năm bực cái sự đời
Đói mà chịu nhịn Tuân ơi!Hiểu mình?(!)

                                Nhân Hưng,ngày 13-8-2012
                                  (Sửa chữa,ngày 16-4-201)
                                            Tạ Anh Ngôi

PHỤ CHÉP BÀI:”CÁI BẬT LỬA”

Rõ ràng bật lửa còn ga
Bật dăm bảy cái chẳng ra lửa hồng
Xoong nồi chờ đợi mất công
Vứt đi thì tiếc để không ích gì

Xin lửa hàng xóm cũng kỳ
Sợ người kiêng kỵ sợ khi ế hàng
Mỳ tôm chẳng lẽ ăn khan?
Đi ăn phở tái sợ chàng lại cơn!

Êm nhà nhịn đói thì hơn
Hàng xóm mời chỉ cám ơn rồi cười!
Ai sinh ra cái thói đời
Cá treo mèo nhịn trời ơi!Bực mình(!)

                  Trần Thị Ki Liên



Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

THÀY THUỐC DAO PHAY

(Tăng:PXH)

Ông là thày thuốc thái dao phay
Dẫu thế nhưng mà lại rất hay
Uống chỉ vài hôm là xẹp bụng
Xoa trong vài bữa sẽ săn tay!
Thích con thày dưỡng sinh con sớm
Mê đẻ lão làm chửa đẻ ngay!
Tăm tiếng của thày vang khắp hội
Ông là thày thuốc thái dao phay(!)

                       Hải Dương,ngày 20-8-2011
                                    Tạ Anh Ngôi               

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

NƯỚC MẮT NGƯỜI ĐÀN BÀ

Người lính đào ngũ
Được lĩnh tiền theo nghị định Bốn Hai(NĐ42)
Lão nói bô bô
Lão cười mãn nguyện
“Ai dại ai khôn
Sau cuộc chiến khốc liệt kéo dài
Canh bạc cuộc đời
Được thua tính vào phút cuối…”

Nhà lão liên hoan tàn buổi
Các con thi nhau chúc thọ cha
Ầm ĩ đài loa
Đầy tràn bia riệu
“Giờ tiền Ta không thiếu
Nhưng tiền nhà nước thưởng cho Ta
Tiền xương máu những tháng ngày qua…”!

Nhà kế bên có người đàn bà
Đóng cửa
            Ngồi lau nước mắt(!)

                Nhân Hưng,ngày 27-7-2012

                               Tạ Anh Ngôi

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

TRƯỚC ĐIỆN VUA HÙNG

                                                                         
(Viết nhân”Ngày hội thơ Đường VN” lần thứ  IX tổ chức tại đền Hùng,Phú Thọ)

Hội  thơ Đường họp ở Phong Châu
Cờ đỏ tung bay rực rỡ màu
Tiếng hát giao duyên vang khắp chốn
Lời thơ hào sảng vọng muôn sau
Vua Hùng trước dựng non sông đẹp
Dân Việt nay xây đất nước giàu
Giữ nước khắc ghi lời Bác dặn
Thi nhân Nam-Bắc nguyện cùng nhau…

                             Nhân Hưng,4h35 ngày 7-4-2014
                                    Bài & Ảnh:Tạ Anh Ngôi

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

NỔI TIẾNG ANH HÙNG

(Họa NV bài”Có thú không”của Songg Thu)
                                 Tặng:T&T

Từ xưa nổi tiếng rất anh hùng
Xứ ấy bây giờ có mỗi ông
Hai vợ hai đầu chưa đã khát…
Năm con năm chỗ vẫn còn mong…
Đêm ngày ôm mộng tang bồng chí
Sớm tối đong mơ bát ngát lòng
Muốn được như ai mà chẳng được
Trùm chăn nằm ngủ có buồn không?!

                     Nhân Hưng,ngày 3-4-2014

                                Tạ Anh Ngôi

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM LẦN THỨ IX TẠI ĐỀN HÙNG PHÚ THỌ

            (Phóng sự: Một số hình ảnh về ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ 9
                                     Tại đền Hùng,tỉnh Phú Thọ ngày 1-4-2014)                                              


































Cùng đi dự hội Thơ Đường
Cùng thăm thắng cảnh Hùng Vương bản đền
Ghi vài hình ảnh đăng lên
Để lưu dấu-Để không quên tháng ngày...

Nhân Hưng,ngày 4-4-2014
Bài & Ảnh:Tạ Anh Ngôi