Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

NHÀ THỜ VÀ GIÁO XỨ MẠN NHUẾ


Tin bài và ảnh:Tạ Anh ngôi

   Khu Nhân hưng,thị trấn Nam Sách,huyện Nam Sách,tỉnh Hải Dương,được hình thành nên bởi sát nhập 2 làng cổ:Nội Hưng và Nhân Hậu(tên cổ xưa là làng Mạn Nhuế).Hai làng liền nhau, cùng sống chung trên một dải đất,cấy trồng chung trên một cánh đồng.Người làng Nội Hưng theo đạo Phật.Người làng Nhân Hậu theo đạo Thiên Chúa.Làng Nhân Hậu trước năm 1954 là làng đạo toàn tòng.Sau năm 1954 có 70% dân làng di cư vào Nam.Do đó,chính quyền địa phương đã điều chuyển các hộ dân ở các nơi khác đến sinh sống làm ăn.Các hộ dân này hầu hết theo đạo Phật.Vì vậy,làng Nhân Hậu hiện nay nhân dân theo đạo Thiên Chúa và nhân dân theo đạo Phật sinh sống và làm ăn xen kẽ nhau.Tuy nhiên nhân dân 2 làng,2 đạo luôn sống với nhau chan hòa,thân thiện và bình đẳng.Những hủ tục tôn giáo giờ đây không còn quá nặng nề đối với họ.Họ gả con cho nhau và làm thông gia tốt của nhau .Các cuộc vui buồn họ đều cùng nhau chia sẻ.Tuy khác nhau về tôn giáo,nhưng việc làng,việc đạo họ cùng nhau gánh vác,tạo ra mối tương quan hòa hợp và quí mến.
  NHÀ THỜ GIÁO XỨ MẠN NHUẾ:
    Ở Việt Nam có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo rất có giá trị về nghệ thuật kiến trúc và lich sử,trong đó nhà thờ Thiên Chúa giáo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong bức tranh tổng thể tươi đẹp ấy.Những ngôi nhà thờ Công Giáo dù cổ hay kim,dẫu mang những phong cách kiến trúc khác nhau,nhưng đều có một điểm chung là:Tháp chuông nhà thờ luôn hướng lên trời cao,như thể hiện sự khát vọng vươn tới những giá trị sống Chân Thiện Mỹ,làm đẹp và cống hiến cho đời.Nhà thờ xứ Mạn Nhuế cũng có chung một đặc điểm như vậy .
    Nhà thờ xứ Mạn Nhuế tọa lạc giữa gianh giới của 2 làng:Nội Hưng và Nhân Hậu.Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng trên đất huyện Nam Sách.Nhà thờ được xây dựng và hoàn thành vào năm 1928,bằng vật liệu kiến trúc gỗ ngói,qui mô cũng còn rất khiêm tốn.Mười năm sau,năm 1939,dưới sự dẫn dắt của cha chánh xứ,linh mục Mát-Thêu Nguyễn Văn Nghi,nhân dân giáo xứ Mạn Nhuế đã nhiệt tâm đóng góp công của, xây dựng lên ngôi nhà thờ Thiên Chúa bằng gạch ngói,cột lim to lớn,bề thế,tạo nên không gian tôn giáo uy linh, theo phong cách kiến trúc Gôtich của châu Âu nhưng lại thân thuộc,gần gũi với người Việt Nam.
    Sau 2 cuộc chiến tranh và do thời gian mưa nắng khắc nghiệt của tháng năm,nhà thờ giáo xứ Mạn Nhuế đã xuống cấp nghiêm trọng,ảnh hưởng lớn đến việc mục vụ và hành lễ hàng ngày của giáo dân.Trước tình      hình đó,thể theo nguyện vọng của cộng đoàn giáo xứ,cha chính xứ,linh mục Juse Nguyễn Văn Xứng,đã cùng giáo dân cầu nguyện,kêu gọi sự đóng góp,lòng hảo tâm của mọi giáo hữu trong giáo xứ và những tấm lòng của giáo hữu xa quê trong và ngoài nước giúp đỡ,cùng chung tay xây lại ngôi thánh đường xứ Mạn Nhuế.
    Sau một thời gian dài kêu gọi,năm 2003,được sự cho phép của đức cha Juse Vũ Văn Thiên,giám mục vị chủ chăn của giáo phận,
nhà thờ giáo xứ Mạn Nhuế chính thức được khởi công xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cha chính xứ,linh mục Juse Nguyễn Văn Xứng và ông trưởng ban kiến thiết,ông Juse Trần Tự Tuấn.Sau 5 năm miệt mài thi công,năm 2008,ngôi thánh đường khang trang,lộng lẫy đã chính thức hoàn thành, Ngôi nhà thờ dài 42m,rộng 12m,với tháp chuông 5 tầng,cửa cong mái vòm cao 43m vươn lên trời cao như ước nguyện vươn lên ,đón nhận ánh sáng hồng ân từ nơi Thiên Chúa.Từ khoảng cách trên 5KM gười ta cũng có thể nhìn thấy tháp chuông của nhà thờ.Tháp chuông nhà thờ đã thực sự là điểm nhấn,nét chấm phá  kiến trúc, làm tôn thêm vẻ đẹp cho bức tranh quê hương thị trấn Nam Sách giàu đẹp.
    Nhà thờ Thiên Chúa xứ đạo Mạn Nhuế là một cảnh quan tôn giáo uy nghiêm, nhưng cũng rất hữu tình.Với người công giáo xứ đạo Mạn Nhuế,ngôi thánh đường như người mẹ hiền luôn luôn dang rộng vòng tay thương yêu,vỗ về.Để có được ngôi thánh đường to đẹp lộng lẫy như ngày hôm nay,giáo dân xứ đạo Mạn Nhuế đã tự nguyện đóng góp rất nhiều công của,trong đó tiêu biểu hơn cả là các bà Anna Nguyễn Thị An,bà Anna Nguyễn Thị Bích(còn gọi là bà Chăm)ở phường 3 quận Tân Bình,thành phố Hồ Chí Minh(2 bà hiện đã tạ thế).Các bà đã công đức rất nhiều công của mà còn là những tông đồ tích cực vận động tiền của khắp nơi về xây dựng nhà thờ Chúa.Đấy là bà trương Anna Đinh Thị Bạo,một người đã đóng góp công sức,làm việc đến hơi thở cuối cùng.Đấy là các chị Maria Trần Thị Nga,chị Maria PhạmThị Vân đang sinh sống,làm ăn tại liên bang Nga nhưng vẫn luôn luôn sốt sắng,tận tâm với việc xây dựng ngôi thánh đường và các công trình phối hợp khác của quê nhà, như vườn hoa kính Đức Mẹ,đường kiệu…
    Hiện nay,dưới sự chăn dắt của cha quản nhiệm,linh mục Baotixita Bùi Văn Hân,giáo dân xứ đạo Mạn Nhuế đang cùng với nhân dân khu Nhân Hưng nói riêng, và nhân dân thị trấn nam Sách nói chung,cùng nhau phát huy tinh thần đoàn kết,chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách,các qui định pháp luật của nhà nước và địa phương,thực hiện sống tốt đời đẹp đạo,cùng nhau xây dựng một cuộc sống ấm no,hạnh phúc.Với ý nguyện như vậy,nên con em các gia đình giáo dân xứ đạo Mạn Nhuế(tính đến nay), không có ai vi phạm vào các điều răn của Chúa,không có ai vi phạm pháp luật hay sa chân vào các tệ nạn xã hội.
    Nhân ngày lễ Phục Sinh năm 2013,người viết bài này(Không phải là tín đồ Công Giáo)xin trân trọng giới thiệu MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ THỜ VÀ GIÁO XỨ MẠN NHUẾ(Khu Nhân Hưng,thị trấn Nam Sách,huyện Nam Sách,tỉnh Hải Dương).Xin được coi bài viết và những hình ảnh này như một lẵng hoa, chung vui với bà con giáo dân giáo xứ Mạn Nhuế trong ngày lễ cực trọng này.


                                                                                               Nhân Hưng 22h30 ngày 31-3-2013
                                                                                                                Tạ Anh Ngôi



Ông trùm cả Juse Trần Tự Tuấn,đại diện giáo dân xứ đạo Mạn Nhuế,dâng hoa kính mừng Đức cha 
Juse Vũ Văn Thiên,giám mục giáo phận Hải Phòng về làm lễ cắt băng khánh thành nhà thờ Mạn Nhuế
                                                
                                                     


                                 Cộng đoàn giáo xứ Mạn Nhuế mừng đón đức cha Juse Vũ Văn Thiên
                                                    


                                  Đức cha Juse Vũ Văn Thiên giám mục Giáo phận Hải Phòng
                                  ký lưu bút vào băng khánh thành Giáo Đường xứ Mạn Nhuế
                                         
                                                                         
       
                                          Băng khánh thành ngôi Giáo Đường giáo xứ Mạn Nhuế
                                                               

                                Đức cha Juse cắt băng khánh thành ngôi Giáo Đường gáo xứ Mạn Nhuế
                                                              


                                 Bà Anna Nguyễn Thị An vinh dự được cùng đức cha Juse
                                  Cắt băng khánh thành Giáo Đường giáo xứ Mạn Nhuế
                                                                        
                                          Đoàn đồng tế do đức cha dẫn lên bàn Thánh
                                                               
                                       Ông trùm cả Juse Trần Tự Tuấn đại diện Giáo xứ Mạn Nhuế
                                                Dâng hoa kính mừng lên đức Giám mục
                                                               
                                          
                                    Bà Anna Nguyễn Thị An dâng hoa kính mừng lên Đức giám mục
                                                             
                                        
                                        Đại diện Đảng ủy,Hội đồng nhân dân,UBND,các ban, ngành,
                                 giới, thuộc thị trấn Nam Sách tặng hoa chúc mừng giáo xứ Mạn nhuế
                                                                    
                                          Cộng đoàn Giáo xứ Mạn Nhuế tham dự Thánh lễ
                                                     

                                           Đức cha Juse Vũ Văn Thiên giám mục Giáo phận Hải Phòng                            t
                                           trao bằng Ân Nhân cho đại diện giáo dân tiêu biểu
                                                                   
                                  Ông trùm cả Juse Trần Tự Tuấn,đại diện giáo dân xứ Mạn Nhuế
                                 Đọc lời cám ơn tới quí Đức cha,quí Cha và quí khách gần xa
                                                         
                     
                                         Đức cha Juse Vũ Văn Thiên,giám mục giáo phận Hải Phòng
                                                 Đang làm phép tượng đài Kính Đức Mẹ
                                                                         
                                     Đứ cha Juse Vũ Văn Thiên chụp ảnh lưu niệm với bà Anna
                                     Nguyễn Thị An,người đã có công đóng góp rất lớn vào việc
                                                  Xây dựng Thánh đường xứ Mạn Nhuế
                                     (Những hình ảnh lễ khánh thành ngôi Giáo Đường xứ Mạn Nhuế
                                        trên đây được chụp lại từ ảnh tư liệu của nhà thờ xứ Mạn Nhuế)                                  
                                        Giáo xứ Mạn Nhuế nhìn từ xa
                                                                                    
Ngôi Thánh Đường của giáo xứ Mạn Nhuế
Toàn cảnh buổi lễ Phục Sinh (Tối 31-3-2013)
tại Thánh Đường giáo xứ Mạn Nhuế
Cha quản nhiệm,linh mục Baotixita Bùi Văn Hân
Ông trùm cả Juse Trần Tự Tuấn đang chuẩn bị cho buổi lễ Phục Sinh
Cha quản nhiệm,linh mục Baotixita Bùi Văn Hân đang làm lễ
trong buổi lễ Phục Sinh(Tối 31-3-2013)tại Thánh Đường giáo xứ Mạn Nhuế
Cha quản nhiệm,linh mục Baotixita Bùi Văn Hân đang làm lễ dâng Bánh Thánh 
và dâng Rượu Thánh tai buổi lễ Phục Sinh  tại Thánh Đường Mạn Nhuế(31-3-2013)
Vườn hoa Kính Đức Mẹ trong đêm lễ Phục Sinh
tại giáo xứ Mạn Nhuế(Tối 31-3-2013)

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

MƯA XUÂN

Chỉ vì cách nột dòng sông
Chênh chao cầu khỉ để lòng chơi vơi
Người về bên ấy người ơi!
Mưa xuân giăng mắc làm tôi...thót lòng!

                           Nhân Hưng,ngày 30-3-2013
                                         Tạ Anh Ngôi

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

VÔ TÌNH

Chiều qua anh đến nhà chơi
Vô tình nhặt được nụ cười của em
Giả vờ,anh cứ lặng im
Đem về giấu giữa trái tim...để dành!

                        Nhân Hưng,ngày 28-3-2013
                                      Tạ Anh Ngôi  

HÌNH ẢNH VỀ "MỘT NƯỚC VIỆT NAM TỪ TRONG MÁU LỬA"


  Hình ảnh về một "Nước Việt Nam từ trong máu lửa"

(Dân trí)- Những ngày này, dân tộc lại sục sôi trước câu chuyện về chủ quyền biển đảo. Từ thế kỷ trước, báo chí thế giới đã từng ngợi ca Việt Nam như một "điều kỳ diệu" qua hai cuộc chiến lịch sử. Một đất nước từ trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy sáng lòa. (*)
 >> Trung Quốc đừng dại thử lòng yêu nước của dân tộc Việt

Báo Mỹ đăng tải hình ảnh cuộc chiến ở Việt Nam 50 năm trước
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng cả phía Mỹ và Việt Nam đều chưa thể quên cuộc chiến từ thế kỷ trước. 45 năm sau, báo Mỹ vẫn nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai như một tội ác. Năm 1963, khi số lượng binh lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam tăng từ con số vài trăm lên tới hơn 10.000. Việc người Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến cách họ nửa vòng trái đất khi đó đã trở thành đề tài lớn để báo chí Mỹ khai thác. Việt Nam khi đó là một trong những danh từ riêng xuất hiện liên tục trên sóng phát thanh, truyền hình của nhiều quốc gia. Việt Nam - một danh từ bí ẩn đã nhanh chóng khiến cả nhân loại phải biết tới: một đất nước nhỏ bé với những người dân bé nhỏ nhưng chiến đấu ngoan cường, bất khuất dù trong tay họ khi đó gần như… chẳng có gì.
 
Hình ảnh về một Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Những bức ảnh chụp từ cuộc chiến tranh Việt Nam đoạt giải thưởng lớn, gây rúng động khắp thế giới. Bức ảnh "Em bé Na-pan" này đã giúp phóng viên ảnh chiến trường Nick Út đoạt giải Pulitzer.
 
Những người lính du kích bị sát hại trên đồng bằng sông Cửu Long.
 
Một lính Việt Minh bị bắt và bị đưa đến sở chỉ huy để thẩm vấn.
Cuộc chiến ấy đã lấy đi bao nhiêu máu và nước mắt của dân tộc. Chính báo Mỹ sau này đã bình luận, có lẽ máu và nước mắt đã tôi luyện cho những chiến sỹ Việt Nam trở nên sắt đá. Chính máu và nước mắt đã biến một dân tộc nhỏ bé trở thành anh hùng.
 
Sa lầy trong một khu rừng thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Một tay súng đang do thám khu vực bên dưới.
Không quân Mỹ ném bom napan để thiêu rụi những cánh rừng che chở Việt Minh.
Đối với người Mỹ khi đó, họ vốn quen với việc tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền hình, phát thanh lớn, khái niệm về việc thu nhận tin tức qua ảnh đăng tải trên những tờ tuần báo từng khiến họ thấy sốc. Hóa ra một phần sự thật đã bị những kênh tin tức chính thống che giấu hoặc làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng.
 
Bích Ngọc
 
Không quân Mỹ ném bom napan để thiêu rụi những cánh rừng che chở Việt Minh.

 Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
 
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan

Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn dứng dậy sáng lòa (trích thơ Nguyễn Đình Thi)
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Buộc những người Mỹ đã phải cúi đầu
 
Khi cho đăng tải lại những bức ảnh chân thực về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, một tờ báo Mỹ có viết "Đối với những độc giả trẻ, những người không sinh ra trong thời kỳ ấy, chúng tôi cho rằng rất đáng để nhắc lại cho các bạn nhớ lại lịch sử qua những bức ảnh không hề có sự sắp đặt hay dàn dựng này". 

 
Chúng tôi cũng vậy. Nhìn lại lịch sử để thấy thiêng liêng hơn với từng tấc đất của tổ quốc mình. Mỗi tấc đất ấy đều thấm đẫm máu xương của những người đã ngã xuống. Điều ấy có thể đã nghe quen rồi. Nhưng lịch sử là đây. 

(Đăng lại bài:"Hình ảnh về"Một nước Việt Nam từ trong máu lửa"báo Dân Trí )
 
Hiền Hương- Bích Ngọc
Tổng hợp

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

LỄ HỘI ĐÌNH NHÂN LÝ


    Làng Nhân Lý là một làng cổ thuộc tổng An Lương(Nay là thị trấn Nam Sách)huyện Nam Sách,tỉnh Hải Dương,Qua các khoa thi từ năm 1076-1919,Nơi đây đã có tới 12 người đỗ tiến sỹ.Có dòng họ có tới 2,3 người đỗ tiến sỹ.Có gia đình mấy đời có người đỗ tiến sỹ.Làng có số người đỗ tiến sỹ đông vào hạng thứ nhì tỉnh Hải Dương xưa,chỉ sau làng Mộ Trạch(xã Tân Hồng,huyện Bình Giang với 36 người đỗ tiến sỹ và trạng nguyên)
      Đình Nhân lý tọa lac phía Tây Bắc làng Nhân Lý.Đình được xây dựng từ thế kỷ thứ 13.Lúc đó,đình chỉ có 3 gian dài 12m,rộng 7m,hiện nay là tòa hậu cung.Năm 1696,bô lão và nhân dân của làng quên góp xây tòa Đại Bái nối với hậu cung.Tòa Đại Bái được khởi công xây dựng từ năm 1704 và mãi đến năm 1713(Năm Vĩnh Thịnh thứ 9 đời Lê Hy Tông mới hoàn thành)Tòa Tiền sảnh(nay không còn nữa)được xây xong năm 1754 dưới thời Lê Cảnh Hưng thứ 15.Tòa Đại Bái dáng dấp to khỏe,đã tạo cho đình vẻ bề thế chắc chắn.Các hàng cột lim đều có đường khính từ 50cm đến 55cm.Đình được kiến trúc theo phong cách kiến trúc thời Lý-Trần:Long,Ly,Phượng trên nóc(Ly Phượng chầu nguyệt trông thanh nhã và đẹp mắt)Phần mộc được trạm trổ:Long quần,Long mã,Hà mã rất sinh động.Các con độn xà ngang,đầu dư xà chéo điêu khắc Long,Ly,Lân Sóc,Diệp vân tôm trúc…Đây là những mảng điêu khắc gỗ rất tinh xảo,theo lối hoa văn Lý-Trần:Rồng Ly thử quân vận…
Với giá trị lịch sử và giá trị Vật thể kiến trúc cổ,đình Nhân Lý đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa(Phạm Văn Đồng)ký sắc lệnh công nhận đình Nhân Lý là Danh lam thắng cảnh.di tích lịch sử  đã xếp hạng ,theo nghị định số 519 TTg ngày 29-10-1957.Ngày 13-7-1990,đình Nhân Lý lại được Bộ Văn Hóa(nay là bộ Văn Hóa Thông Tin-Thể Thao và Du Lịch)cấp bằng công nhận là di tích Lịch Sử Văn Hóa cấp quốc gia.
    Đình Nhân Lý thờ đức thành hoàng Đào Tuấn Lương.Ngài thông minh, lầu thông kinh sử,và tinh thông võ nghệ.Khi đến tuổi trưởng thành,Ngài theo Lý Bôn khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương,lập lên nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ từ thế kỷ thứ 6.Với công tích của Ngài,Ngài đã được vua Trần phong tước Sùng Văn Mậu Công,Đương Cảnh Thành Hoàng,Thượng Đẳng Phúc Thần Đại Vương và được phối thờ ở các làng:Nhân Lý,Lang Khê,Đồng Khê và Bạch Đa.
    Để tưởng nhớ công đức của Ngài,đã gần nhìn năm nay cứ đến ngày 10-2(Âm lịch) hàng năm,Nhân dân các làng:Nhân Lý,Bạch Đa,Đồng Khê và Lang Khê lại long trọng mở hội và làm lễ dâng hương.Với 3 ngày lễ hội,nhân dân khắp các vùng trong và ngoài huyện khéo đến dâng hương và tham gia lễ hội rất đông.Dưới đây là một số hình ảnh của lễ hội đình Nhân Lý(Làng Nhân Lý,thị trấn Nam Sách,huyện Nam Sách,tỉnh Hải Dương)diễn ra 3 ngày(Từ 10-2 đến hết ngày 13-2 âm lịch) Năm Quý Tỵ(2013).
Các biển đề danh các tiến sỹ(Xưa) của làng luôn được dân làng trọng vọng
                                                                   
Đình Nhân Lý nhìn từ cổng chính(Tây Môn)
                                             Năm gian Đại Bái dình Nhân Lý(Nhìn từ cổng)
                                             Ban  thờ ngoài nhà Đại Bái(nhìn chính diện)
                                             Ban thờ ngoài nhà Đại Bái(nhìn nghiêng)  
                                              Đàu dư xà chéo được trạm trổ rất linh hoạt
                                                                                                                                                                              
                                           
                                          Đội tế nữ làng Nhân Lý đang làm lễ dâng hương
các liền anh,liền chị trong đội văn nghệ của làng đang biểu diễn
                                   Bãi giữ xe của lễ hội luôn chật ních xe gửi nhưng cũng rất trật tự
                                            Đội kèn đồng đang rước lễ vào đình           
                                            Các sới chọi gà luôn đông đúc và quyết liệt
                                             Đêm văn nghệ luôn luôn cuốn hút người xem
                                     Ông Đặng Minh Đề(người bên trái)và ông Nguyễn Hữu Phụng                         
                                       những người rất nhiệt tâm với làng,với lễ hội của đình làng
                                            Ông Đặng Minh Đề người đã đóng góp rất lớn vào lễ hội
                                         Ông Nguyễn Hữu Phụng(người bên phải)cùng với ông
                                        trưởng khu Nhân Lý kiêm trưởng ban lễ hội của làng                                                                                                
 
                                                                                Thị Trấn Nam Sách,ngày 22-3-2013
                                                                                 Bài và ảnh:Tạ Anh Ngôi