Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

TÂM SỰ CỦA CỤ X…


(Họa bài:”Hổng ra gì” của ĐĐT)    

Cụ bảo bây giờ chẳng dám đi
Răng long,gân cốt hỏng thường kỳ!
Cơm ăn dăm bát còn lưng bát!
Rượu uống vài ly bỏ nửa ly!
Em út gọi cho…thèm,cũng chịu?
Chị hai khuyến mãi…muốn chung chi!
Phố Bèo có hổ nên mình sợ
Ra Ngái lão đây…có hãi gì!?

               Nhân Hưng,ngày 30-1-2013
                           Tạ Anh Ngôi

               

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

MẸ GIẢI THÍCH CHO CON

viết bởi: nguyenlandung


MẸ GIẢI THÍCH CHO CON VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
(Vì bài quá dài rồi nên mong các bạn góp thêm những hình minh họa trong phần cảm nhận nhé!)

-Mẹ ơi tại sao lại gọi là Tết Nguyên Đán?

-Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam.Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của một Năm mới. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.


- Thế tại sao lại gọi là Tết?

- Tết là do xuất xứ từ “Tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
-Tết của ta có trùng với Tết của Trung Quốc và các nước theo Âm lịch của Trung Quốc hay không không?

-Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là "Xuân Tiết" hoặc "Nông lịch tân niên" , và vẫn là tết cổ truyền của họ. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu
đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa. Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế tùy từng năm mà Tết của ta chênh lệch từ 1-2 ngày đến nhiều ngày so với Tết ở Trung Quốc và một số nước ăn Tết theo Âm lịch .

- Có bao nhiêu quốc gia hay lãnh thổ ăn Tết theo Âm lịch?
- Tết Nguyên đán thực ra chỉ có ở Việt Nam, Trung Hoa và các lãnh thổ có đông người Trung Quốc. Tuy nhiên việc ăn Tết theo Âm lịch thì có khá nhiều nước. Các quốc gia và lãnh thổ có truyền thống Tết Âm lịch là: 1 - Trung Quốc; 2 -Việt Nam; 3 - Hong Kong (TQ); 4 - Đài Loan (TQ); 5- Nhật Bản (trước 1868); 6 - Lào (đầu tiên Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm); 7 - Campuchia (do giao thoa về văn hóa và dân cư khiến có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc ); 8 - Thái Lan (Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới); 9 - Hàn Quốc - Triều Tiên (Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch) Tết Seollah bắt đầu từ ngày 1.1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Tết âm lịch cổ truyền hiện vẫn là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch cổ truyền của Hàn Quốc, Triều Tiên); 10 - Singapore (người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền, vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa); 11 - Mông Cổ (ở Mông Cổ, một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, tức giống như ngày 30 tháng Chạp của ta); 12 - Ấn Độ (tết ở Ấn Độ - lễ hội Holi - vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Nhà nào, làng nào cũng dự trữ củi, rơm rạ... để đốt những đống lửa từ đêm giao thừa 14 tháng Hai); 13 - Bhutan (Trong dịp Tết âm lịch ở Bhutan, người ta mặc quần áo theo truyền thống. Vui nhất của năm mới ở Bhutan là các cuộc thi bắn cung được tổ chức trên cả nước).Còn lại những quốc gia khác ở châu Á hay trên thế giới cũng biết Tết Nguyên Đán nhưng không xem Tết Nguyên Đán là một dịp lễ hội trọng đại như Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia ... Trong số 10 quốc gia chính trên, thì Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia có truyền thống mừng Tết Nguyên Đán lâu đời nhất và xem Tết Nguyên Đán là một lễ hội cực kỳ trọng đại trong năm!
-Tại sao Tết Dương lịch chỉ được nghỉ có 1-2 ngày còn Tết Âm lịch được nghỉ đến 6-7 ngày?
-Thực ra thì Tết Nguyên Đán cũng chỉ được nghỉ có 3 ngày thôi (trừ các nhà trường) nhưng kết hợp với hai ngày nghỉ cuối tuần để có những ngày nghỉ bắc cầu cho thành 6-7 ngày. Những ngày nghỉ bắc cầu về nguyên tắc sau đó phải làm bủ vào dịp nghỉ cuối tuần sau đó. Tết Dương lịch là thời điểm bắt đầu một năm công tác mới, phải tổng kết chuyện cũ và bàn kế hoạch năm sau. Cơ quan , đoàn thể nào cũng rất bận rộn, nghỉ lâu làm sao được? Hơn nữa đó là Tết của các nước khác theo truyền thống gắn với lễ Nô-en. Truyền thống của ta và vài nước theo văn hóa Trung Hoa khác hẳn. Đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Ngày Tết là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa... Theo truyền thuyết Trung Hoa thì đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

"/>
-Mẹ có biết bà con ta trong Nam ăn Tết có gì khác với ngoài Bắc mình không?
-Ở miền Nam, bắt đầu từ hai mươi tháng chạp ta, khắp nơi mở những phiên chợ Tết cho đến giao thừa đêm ba mươi. Tại các chợ, thuyền chở dưa đổ lên chất thành đống như núi. Nổi tiếng nhất là dưa Trảng Bàng, Trà Vinh... Người ta dán lên lớp vỏ xanh mượt của mỗi quả một miếng giây hồng điều cắt thành hình bông hoa xinh xắn, và đặt nó ngồi chễm chệ giữa mấy nải chuối chín vàng tươi xếp vây tròn quanh một chiếc đĩa bằng sứ màu trắng. Mỗi quả dưa đội trên đầu một trái hồng khô ép dẹp như trùm lên chiếc mũ nồi màu xám. Người ta còn đặt lên trên cùng, một quả quýt đỏ mọng, giống như cái mào gà ngất ngưởng. Cạnh hai trái dưa, bắt buộc phải có hai bánh đường phổi. Đường phổi không phải là đường mà là một thứ quả ngọt chế tạo bằng đường cát và lòng trắng trứng gà. Có nhà bầy mâm ngũ quả, mà nhiều khi số trái cây lại vượt quá con số năm. Người ta chú ý đến bốn thứ trái cây: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài". Cũng có nhà đĩa trái cây, dưới hết là năm bảy nải chuối, bắt buộc là chuối sứ, không phải nghi lễ nào cả, mà vì chuối sứ chín rất chậm, sau ba ngày tết chuối vẫn còn chưa chín nẫu.Gần đến tết, người ta sắm tranh Tết, hoa Tết, thường có cành mai cắm trên lọ độc bình trên bàn thờ và trang hoàng từ trong nhà đến ngoài ngõ. Bánh tét có nhiều loại: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Người ta chỉ trộn đỗ đen vào nếp rồi gói lại đem nấu. Có thể cho thêm vào cùi dừa nạo nhuyễn để tăng vị béo. Gói bánh tét mặn, người ta trải gạo nếp trên lá chuối, rải lớp đỗ xanh lên, rồi đặt một thỏi mỡ gần bằng ngón chân cái dài suốt đòn bánh như một sợi bấc, xong cuộn tròn lại buộc chặt. Bánh tét ngọt nhân làm bằng đỗ xanh xào đường. Ở miền Nam, bốn món cúng và là bốn món ăn ngày Tết, món thứ nhất là thịt hầm. Bắt buộc phải là thịt bắp đùi, hầm cho nhừ. Món này chỉ để ăn chơi chớ không ăn với cơm. Món thứ nhì là thịt kho hột vịt, phải là thịt ba rọi và bắt buộc phải lớn miếng phải to ít lắm cũng bốn phân trên bốn phân và bắt buộc phải đổ vào nồi thịt kho ấy ít lắm cũng một trái dừa xiêm, để cho món thịt kho ấy lạt đi, hầu ăn được to miếng. Món thứ ba là khổ qua nạp ruột dồn thịt heo bầm nát vào đó rồi cũng hầm y như hầm món thịt nói trên. Món thứ tư thật ra là hai món nhưng chỉ để ăn chơi nên xem như một, đó là nem và bì. Rau chỉ có một thứ độc nhất và cũng bắt buộc, ấy là món dưa giá tức là giá sống ngâm trong nước có ít muối. Ăn bất kỳ món nào trong bốn món kể trên cũng bắt buộc ăn với dưa giá. Những món trên đây chỉ cúng và ăn tới chiều mồng hai thì thôi, sang ngày mồng ba phải cúng và ăn món khác như gà, cá. Muốn cho đỡ ngán vì thịt mỡ, người ta thường nấu một nồi cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.
- Mẹ ơi tại sao lại có phong tục Cúng Ông Công, Ông Táo?
- Ông Công ở đây là Thổ Công, là vị thần cai quản đất đai, giới tính được xác định là nam. Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và một bà. Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ). Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng trình bẩm những việc xảy ra trong dân gian trong năm vừa qua. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ.

- Mẹ kể cho chúng con nghe về sự tích Táo quân đi? Vì sao lễ cúng Táo quân có tới ba cái mũ?
-Theo truyền thuyết thì Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng. Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân , nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp- danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân; Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa- danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần; Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa- danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

- Tại sao lại còn có Lễ Giao thừa?
- Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát. Cúng Giao thừa (hay lễ Trừ tịch): là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Một điều không thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa...

- Theo Mẹ thì việc chọn người xông đất có quan trọng như nhiều người thường nói hay không?
Người Việt quan niệm ngày mùng một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Thường chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.

-Mẹ có biết tại sao việc tặng phong bao vào dịp Tết lạo gọi là Lì xì?
-Lì xì tức Lợi thị, phát âm theo người Quảng Đông là lishi. Người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Hoa thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hoá thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu. Trước đây Lì xì chỉ là tiền lẻ và giá trị thấp để mong tiền bạc sinh sôi nẩy nở. Lì xì bằng những món tiền lớn là thói xấu phổ biến hiện nay. Nhiều người cố tình đưa trẻ em đến nhiều nhà hoặc có trẻ bóc ngay ra và tỏ vẻ khó chịu khi thấy tiền giá trị thấp... Còn có người cố tình lì xì cấp trên bằng những phong bì dầy chứa toàn ngoại tệ như một cách hối lộ kín đáo. Đó đúng là những nét văn hóa xấu cần sớm chấm dứt các con ạ.
- Mẹ ơi , ngày xưa tại sao rất coi trọng việc xuất hành đầu năm. Xuất hành thế nào là tạo may mắn cho cả năm?

- Việc xuất hành đầu năm mới đã trở thành phong tục cổ truyền từ lâu đời với mong muốn một năm mới làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn.Giờ xuất hành: thông thường ngày mồng một Tết người ta thường chọn giờ và hướng xuất hành.Giờ hoàng đạo: người ta thường chọn giờ hoàng đạo vào lúc sớm để xuất hành. Để sau đó người ta còn phải đi nhiều việc khác như lễ chùa, thắp hương nhà thờ tộc, trực cơ quan…Hướng xuất hành: có hai hướng là hướng Tài Thần và Hỉ Thần. Nhưng người ta vẫn thích xuất hành về hướng Hỉ Thần, là vị thần mang lại nhiều may mắn và niềm vui. Còn hướng Tài Thần người ta ít thích với lý do là chỉ có tài lộc mà thôi. Hái lộc là đến vị trí nơi mình xuất hành, dừng lại thầm khấn trong miệng tên tuổi và xin Thần Mộc cái lộc đầu năm để cả năm làm ăn thuận lợi. Sau khi khấn xong thì bẻ một nhánh nhỏ có chồi non . Theo Phong Thủy thì cùng với việc chọn ngày giờ xuất hành, chọn được hướng xuất hành tốt có thể giúp gia chủ gặp thêm nhiều may mắn.Để chọn hướng xuất hành, cần tìm hướng có Hỷ Thần hoặc Tài Thần, tránh Hạc Thần. Ba loại thần sát chỉ phương hướng đó thay đổi hướng theo ngày can chi cả năm. Năm Quý Tỵ nếu xuất hành vào ngày mùng 1 Tết, nên xuất hành theo hướng Đông (Tài Thần) hoặc hướng Nam (Hỷ Thần). Vào ngày này Hạc Thần ở trên trời nên không cần quan tâm. Nếu xuất hành vào ngày mùng 2 Tết, nên xuất hành theo hướng Bắc (Tài Thần) hoặc hướng Đông Nam (Hỷ Thần). Vào ngày này Hạc Thần ở trên trời nên không cần quan tâm. Nếu xuất hành vào ngày mùng 3 Tết, nên xuất hành theo hướng Nam (Tài Thần). Hướng Đông Bắc được Hỷ Thần đóng là tốt nhưng cũng là hướng có Hạc Thần (xấu), nên tốt xấu trung hòa chỉ là bình thường. Nếu xuất hành vào ngày mùng 4 Tết, nên xuất hành theo hướng Tây Nam (Tài Thần) hoặc hướng Tây Bắc (Hỷ Thần). Tránh hướng Đông Bắc (Hạc Thần) là hướng xấu.Nếu xuất hành vào ngày mùng 5 Tết, nên xuất hành theo hướng Tây Nam (Tài Thần) hoặc hướng Tây Nam (Hỷ Thần). Tránh hướng Đông Bắc (Hạc Thần) là hướng xấu. Theo mẹ thì những chuyện này chả có cơ sở khoa học nào đáng tin cậy. Chỉ đáng nhớ là tránh tai nạm giao thông bằng cách không xuất hành sau khi uống rượu bia và nên rất cẩn thận khi tham gia giao thông trong ngày Tết.
- Có nên tiếp tục duy trì tục Hái lộc đầu Xuân hay không?
- Nói đến việc “Hái lộc đầu xuân” không ít người đã nghĩ rằng “cứ đi chùa hái được nhiều lộc là năm đó nhiều may mắn”. Theo tục lệ cũng như từ suy nghĩ đến thói quen của mỗi người khi lên chùa hái lộc là để cầu tài, cầu bình an, hạnh phúc. Quan điểm của Phật giáo thì tin rằng “Cuộc sống của chúng ta bây giờ đều là hoa, là quả của cái nhân quá khứ đem lại”. Nếu như quá khứ ta gieo nhân lành, ta trồng những hạt giống từ bi, ta sống và hành động bằng sự giác ngộ trí tuệ thì cuộc sống bây giờ chúng ta đang thọ hưởng chắc chắn là một cuộc sống hạnh phúc an lạc. Ngược lại nếu quá khứ ta trồng quả đắng, ta gieo một nhân xấu thì cuộc sống chúng ta đang thọ nhận sẽ là cuộc sống không may mắn. Nếu tất cả chúng ta ai ai cũng hiểu rõ được điều này thì thay vì hái lộc đầu xuân cầu xin trời Phật đủ thứ ta hãy nhìn lại và sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chúng ta có thể làm điều thiện, tạo cho mình và cho những người xung quanh một cuộc sống an lạc bằng cách chúng ta thể hiện quyền bình đẳng sống với chúng sinh, biết quan tâm săn sóc những người tật nguyền, từ thiện giúp những người khó khăn hơn mình để thể hiện tấm lòng tương thân tương ái…“Lộc” mà chúng ta hái được chỉ là những cành lá, những quả chín,…nó sẽ tàn hư sau vài ngày. Còn “lộc” mà chúng ta thọ nhận được mãi mãi là do cái nhân lành, nhân thiện mà chúng ta gieo trồng. “Lộc” này là lộc ở hiện tại, ở tương lai mang nhiều an vui may mắn cho chúng ta chứ không còn là “lộc xuân” cho mấy ngày tết. Vì vậy việc gieo cái nhân lành để được phước lộc lâu dài là việc làm có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc chúng ta lên chùa “bẻ lộc, chặt cây, rinh cả chậu kiểng của chùa” về làm “lộc” của mình. Tuy nhiên, việc đi chùa hái lộc đầu năm đã là “truyền thống” của ông bà ta từ bao đời. Hái lộc xuân là một nét đẹp nếu tất cả chúng ta ai cũng hiểu đúng “lộc” từ đâu, lộc như thế nào?. Tất nhiên, việc mua một cây mía hay một nhành táo ta trĩu quả đem về nhà làm “lộc xuân” cũng không có gì đáng suy nghĩ vì đây là tâm linh của mỗi người. Nhưng điều đáng nói là để có “lộc xuân” không phải chúng ta có thể chặt, bẻ cây cối quanh đình chùa gây nên sự tàn phá môi trường nơi Cửa Phật.
- Mẹ ơi. từ đâu người xưa lại chọn hoa đào là biểu tượng của mùa xuân?
- Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro , một trong những nhân vật cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng, được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão , một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai . Trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì "đào" còn là một từ mang nghĩa bóng để chỉ những cô dâu mới và nó cũng được dùng trong nhiều nền văn hóa khác một cách tương tự như thế để chỉ những người đàn bà trẻ đẹp . Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ "liễu yếu đào tơ" hoặc lời một bài hát chèo cổ "Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa."Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. "Hoa đào héo nhụy anh thương/Anh mong bẻ lá, che sương cho đào", "Mưa xuân, lác đác vườn đào/ Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa/ Ai làm gió táp, mưa sa/ Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.", Đào là loài hoa tượng trưng cho miền Bắc, giống như hoa Mai ở các tỉnh phía Nam. Bây giờ Bắc Nam thống nhất, giao thông phát triển nên hoa đào đã được chuyển vào phía Nam cũng như hoa Mai được chuyển ra phương Bắc. Tương truyền ngày xưa ở phia đông núi Sóc Sơn có 1 cây đào cổ thụ. Trên cây đào này có hai vị thần trú ngụ và tỏa rộng uy quyền che chỏe chp dân chúng. Ma quỷ chỉ nhác trông thấy cây đào này cũng đã vội bỏ chạy. Đến ngày cuối năm hai vị Thần này phải lên Thiên đình để chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết để tránh ma quỷ gây rối, dân chúng đã đi kiếm các cành đào về cắm trong các lọ ở nhà mình. Nếu không kiếm được thì phải kiếm giấy hồng rồi vẽ hình hai vị thần này treo trước cửa nhà. lâu dần thành thông lệ. Tuy không còn tin vào ma quỷ nhưng nhân dân miền Bắc vẫn giữ phong tục trang hoàng ngày Tết trong từng gia đình bằng những cành đào tươi thắm.
- Làm sao để hoa đào bừng nở vào đúng dịp Tết và có phải hay không cắm đào phải theo quy luật Phong Thủy?
- Tùy thời tiết, tùy cành đào lớn hay nhỏ mà cần khoanh vỏ đào sâu hay nông, tuốt lá vào bao nhiêu ngày trước Tết là vừa. Khó có thể hướng dẫn cụ thể cho các con. Mẹ đã liên hệ với anh Hồ Việt Hoa, một chuyên gia trồng đào Tết và anh sẵn sàng hướng dẫn cụ thể cho từng đứa khi muốn đào nở hoa đẹp vào đúng dịp Tết. ĐT của anh Hoa là 01682461458. Mẹ thuộc diện ít tin phong thủy, nhưng theo yêu cầu của các con, mẹ cũng giới thiệu kinh nghiệm cắm hoa đào ngày Tết của các nhà phong thủy học là như sau: Nên đặt hướng bình đào theo con giáp. Nếu là năm Tý, Thìn, Thân nên đặt bình đào theo hướng tây; Năm Ngọ, Tuất, Dần nên đặt bình đào theo hướng đông; Năm Dậu, Sửu, Tỵ nên đặt bình đào theo hướng nam; Năm Mão, Mùi, Hợi, nên đặt bình đào theo hướng bắc. Ngoài ra, có thể áp dụng một số mẹo chăm sóc đào theo phong thủy. Theo đó, chủ nhà nên cho nước vào bình đào vừa phải, đừng để ít hay nhiều quá, nhớ thay nước cho đào để hoa luôn tươi. Màu sắc và độ bền của hoa đào cũng ảnh hưởng nhiều đến hòa khí, tình yêu, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng. Bạn nên hạn chế dùng hoa đào giả làm bằng giấy, nhựa, thủy tinh. Chủ nhà cũng cần phải vứt hoa trước khi hoa héo ngay trong chính nhà bạn đầu năm mới. Trong phong thủy, nếu đầu năm mà chứng kiến hoa héo, trong nhà có sự chia cách hoặc tranh chấp. Màu sắc của bình cắm đào cũng nên theo phong thủy. Nếu đặt bình về hướng bắc, bạn nên chọn màu xanh da trời, màu đen. Nếu đặt bình về hướng đông nam hay đông nên chọn bình màu xanh ngọc, xanh lá cây. Đối với bình phía nam, chủ nhân nên chọn bình màu đỏ hoặc tím. Ngược lại với bình hướng tây, tây bắc, nên chọn bình màu vàng hoặc trắng; tây nam và đông bắc nên sử dụng bình màu vàng nâu.
- Mua và treo tranh Tết có phải là tập quán lâu đời ở nước ta không? Thường có mấy loại tranh Tết?
- Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư... có khi là một chữ Nho (chữ Tâm, Phúc, Đức...).Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam và không chỉ người có tiền mới chơi tranh mà người ít tiền cũng có thể chơi tranh. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt. Các loại tranh Tết truyền thống gồm có:Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu:Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột/Loẹt lòe trên vách bức tranh gà.Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này.Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19, tranh Kim Hoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm 1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa. Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
- Ở nông thôn và tại nhiều thị xã, thị trấn vẫn còn giữ phong tục mua và treo các câu đối Tết. các câu đối này thường có nội dung gì?
- Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam. Có thể kể đến vài câu đối Tết hay sau đây: “Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ/Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ/Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà); “Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,/Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”; “Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,/Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà"; "Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)/Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)"; " Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết/ Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân"; " Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ/Nhân bách hạnh hiếu vi tiên (Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân,Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)"; "Tân niên hạnh phúc bình an tiến/Xuân nhật vinh hoa phú quý lai (Năm mới hạnh phúc bình an đến/ Ngày Xuân vinh hoa phú quý về)"; " Ðắp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,/Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm".


- Mẹ có biết tại sao lại có phong tục kiêng đổ rác ra khỏi nhà trong ba ngày Tết?

-Từ xưa dân ta đã có tục lệ là kiêng không quét nhà vào mùng 1 tới mùng 3 Tết. Không quét nhà, không đổ rác, tránh dọn dẹp vì sợ thần Tài sẽ theo đó mà đi ra khỏi nhà. Trong ba ngày này, vạn bất đắc dĩ phải quét nhà thì họ quét vào trong nhà và vun rác thành đống ở góc khuất nào đó, như một cách tích tụ tài lộc trong suốt cả năm. Theo một điển tích của Trung Quốc ghi trong “Sưu thần ký” thì Có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một cô hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra nhà rất giàu.Một hôm, nhân ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, nó sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ ở góc nhà. Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm sợ hót mất thần tài. Cũng còn có một truyền thuyết khác như sau: Ngày xưa trên trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay nên Ngọc Hoàng giao cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn . Nhưng bà lại có tật hay ăn vụng và tham lam. Bà ta yêu một lão chăn ngựa trên thiên đình. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt giấu đưa ra cho lão và cũng nhiều phen bà dắt lão lẻn vào kho rượu, mặc sức cho lão bí tỉ. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy.Một hôm, Ngọc Hoàng mở tiệc đãi quần thần. Giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết lão tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu lão vào phía góc chạn. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi hương thơm phức. Đang đói sẵn, lão giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để. Khi lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nếm trước. Ngọc Hoàng không ngăn được cơn thịnh nộ.Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội và bị đày xuống trần, bắt phải làm cái chổi để làm việc luôn tay và tìm thức ăn trong rác rưởi dơ bẩn .Lâu về sau, thấy phạm nhân ngày này qua tháng khác không lúc nào được nghỉ, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết Nguyên đán.Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà để cho chổi được nghỉ.

-Mẹ ơi, bây giờ chúng con hay chúc Tết nhau và cả chúc Tết người lớn qua E-mail. Có những câu gì hay Mẹ bày cho chúng con với!
- Bây giờ mối quan hệ nhiều cho nên ngoài trực tiếp chúc Tết ông bà, cha mẹ, thầy cô, họ hàng thân thiết, láng giềng hàng xóm...người ta thường dùng phương pháp nhắn tin qua điện thoại hay gửi qua E-mail những lời chúc Tết vui vẻ, ngộ nghĩnh nhưng thân thiết. Chẳng hạn như: Cung chúc tân niên – Vạn sự bình yên – Hạnh phúc vô biên – Vui vẻ triền miên – Kiếm được nhiều tiền – Sung sướng như tiên – Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua – Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà – Vài lời cung chúc tân niên mới – Vạn sự an khang vạn sự lành. Chúc bạn: 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý…Chúc mừng năm mới. Chúc 365 ngày hạnh phúc 52 tuần như ý 12 tháng an vui 8.760 giờ thoải mái 52.600 phút may mắn và 1 Năm mới an khang thịnh vượng – phát tài phát lộc. Cung chúc Tân Xuân Phước Vĩnh cửu, Chúc trong Gia quyến Được An khang, Tân niên lai đáo Đa phú quí, Xuân đến An khang Vạn thọ tường. Chúc mọi người khoẻ như hổ, sống lâu như rùa, mắt tinh như đại bàng, nhanh nhẹn như thỏ, tinh ranh như cáo, ăn nhiều như … heo, mau ăn chóng nhớn, tiền vô như nước, phúc lộc nhiều như dịch châu chấu tràn về. Năm hết tết đến – Rước lộc vào nhà – Quà cáp bao la – Mọi nhà no đủ – Vàng bạc đầy tủ – Gia chủ phát tài – Già trẻ gái trai – Xum vầy hạnh phúc – Cầu tài chúc phúc – Mãi mãi an khang. Sang năm mới chúc mọi người có một bầu trời sức khoẻ, một biển cả tình thương, một đại dương tình cảm, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một tình bạn mênh mông, một gia đình thịnh vượng. Chúc các bà, các ông, các cô, các chú, các chị, các anh sang năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, làm việc như thơ, đời vui như nhạc, coi tiền như rác, coi bạc như rơm, chung thủy với cơm và sắc son với phở. Chúc mừng năm mới!. Hôm nay có 3 người hỏi tôi về bạn và tôi đã giúp để họ tìm đến với bạn ngay. Tên của 3 người ấy là Hạnh phúc, Thịnh vượng và Tình yêu. Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho trọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho tròn an khang. Chúc năm mới bình an. Cả nhà đều sung túc. Tống cựu nghênh tân – Vạn sự cát tường – Toàn gia hạnh phúc. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều. Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc….Năm mới sống lâu như rùa, sống dai như đỉa, Lúc nào cũng vui vẻ như chim sẻ, Khỏe mạnh như chim đại bàng, Giàu sang như chim phụng, Làm lụng như chim sâu, Sống lâu như chim đà điểu!, Năm mới phát tài, phát lộc, phát tướng, phát tình nhưng đừng phát phì!. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!


-Con thấy nhiều nơi vào dịp Tết chính quyền địa phương thường tổ chức lễ Chúc thọ người cao tuổi. bao nhiêu tuổi là Người cao tuổi, và bao nhiêu tuổi thì được chính quyền, đoàn thể tổ chức Chúc thọ?

-Trong các văn bản của Nhà nước, những độ tuổi được thụ hưởng chính sách, chế độ đều diễn đạt rất cụ thể. Ví dụ: Luật Người cao tuổi (NCT) đã quy định: NCT là công dân Việt Nam “từ đủ 60 tuổi trở lên”; Người “từ đủ 80 tuổi trở lên” được ưu tiên khám bệnh trước người bệnh khác; người “từ đủ 80 tuổi trở lên” không có lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng thì được hưởng chính sách bảo trợ xã hội (Điều 17)… Tuổi mừng thọ cũng quy định rất cụ thể: Người “thọ 100 tuổi”, “thọ 90 tuổi” được Chủ tịch nước, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chúc thọ và tặng quà; UBND cấp xã phối hợp với Hội NCT tại địa phương và gia đình NCT tổ chức mừng thọ NCT “ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 và 100 tuổi trở lên”. Người “thọ 100 tuổi” đương nhiên phải hiểu là đã sống được 100 năm hoặc mừng thọ người cao tuổi “ở tuổi 70, 75”… là người phải đủ 70, 75… tuổi. Đấy là quy định chính thức. Còn trong gia đình thì tùy theo từng nhà, ai cao niên thì được chúc thọ thôi.
- Tại sao trước Tết phải làm mới nhà cửa, mua quần áo mới và trả hết nợ nần?
- Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp. Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
-Mẹ ơi vì sao dân ta lại hay có tục xin chữ đầu Xuân, con thấy bây giờ nhiều ông đồ trẻ viết xấu lắm, lại còn viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ trông chả ra sao cả?
- Cùng với việc khai bút, người Việt có tục xin và cho chữ vào ngày Tết. Đây là nét văn hóa thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Ngay từ xa xưa, khi ông cha chúng ta còn dùng chữ Hán, chữ Nôm làm chữ viết chính thống thì sự quý chữ, trân trọng chữ và kính chữ đã đạt đến đỉnh cao. Hơn thế nữa, nó còn được coi là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách con người. Ông đồ nào, văn nhân nào viết chữ đẹp, danh giá sẽ được lan truyền hàng tỉnh, hàng miền và cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Phan Ngọc viết rằng: “…Khi bước vào một căn nhà Việt Nam cái đập vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi, nhắc chúng ta nhớ đến văn hóa tổ tiên. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa mà là chữ? Chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người...”. Và nhất là những ngày Tết, khắp tỉnh cùng quê ở Việt Nam, hầu hết mọi nhà, từ giới thượng lưu đến giới bình dân, đều dán hoặc treo câu đối Tết. Người văn hay chữ tốt “tự biên tự diễn” cho gia đình mình, kẻ ít học có thể cậy người thân phóng bút, hoặc ra phố chợ mua chữ ở các lều sạp của mấy ông đồ. Hình ảnh “ông đồ” trong thơ Vũ Đình Liên (1913-1996), gần 70 năm qua đã trở thành ký ức đẹp của nhiều lớp người . Hình ảnh thiêng liêng đó là tấm gương phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hóa Việt - một dân tộc yêu kính, quý trọng chữ viết. Đây cũng là nguồn mạch tinh thần của phong tục xin chữ đầu năm.Với những dòng chữ đầu năm, văn nhân đem ý nguyện lồng vào nét mực, gửi mong mỏi trong một bài thơ, đặt tâm sự trong từng câu đối. Mơ ước cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt... nên nội dung xin chữ đầu năm đều mang ý nghĩa tốt đẹp, như xin chữ: Phúc, Lộc, Thọ, An, Phát, Thịnh... Mỗi chữ hiện ra dưới tay các “ông đồ” là một bức họa. Thú vị nữa, mỗi nét như hiển hiện tâm hồn đầy xúc cảm. Những con chữ sinh động, đầy ma lực như quấy động trên giấy và gieo vào lòng người xin chữ niềm suy tưởng vừa sâu xa vừa bát ngát lạ lùng. Thú vị hơn nữa là bên cạnh những chữ chủ đề, lại còn lời đề từ có hàm ý cực kỳ thâm hậu và mênh mang. Chẳng hạn, tặng chữ Thọ cho khách, ông đồ còn viết thêm dòng chữ: Thọ tỉ Nam Sơn. Cạnh chữ Phúc thì thêm Phúc sinh phú quý gia đình thịnh; chữ Lộc thì Lộc phát trường hưng. Bây giờ làm gì còn những ông đồ văn hay chữ tốt, viết như rồng bay phượng múa, cho chữ với tất cả sự trân trọng với nội dung của dòng chữ. Đúng như lời thơ của Vũ Đình Liên : Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ? Những người viết bây giờ phần lớn không được đào tạo nên viết rất xấu, người xin chữ nay là những khách hàng mua chữ hầu như ít ai hài lòng. Gần đây đã có chủ trương mời vài chuyên gia cao niên từ Trung Quốc sang TP HCM để huấn luyện Thư pháp cho một số người yêu thư pháp ở thành phố HCM. Đáng chú ý là một số thanh niên không biết chữ Hán đã nghĩ ra thư pháp chữ quốc ngữ với hình thức rất phản cảm. Có lẽ các nước dùng chữ La Tinh trên thế giới chưa có nước nào dùng chữ La Tinh như nước ta để viết những chữ có nội dung như Tâm, Phúc, Lộc Thọ, An , Phát, Thịnh để treo. Thư pháp Việt có thể dùng để trình bày một câu thơ hay một bài thơ với nét chữ bay bướm nhưng vaqanx dễ đọc thì còn đáng hoan nghênh. Còn viết một chữ , hay một câu đối đểbtreo thì thật khó coi. Đáng buồn là chúng ta có cả một kho tàng chữ Nôm, nhưng người am hiểu chữ Nôm nay còn lại được bao nhiêu. Cũng may các trí thức Việt kiều đã kịp soạn ra bộ Từ điển Chữ Nôm, nếu không thì biết bao di sản bằng chữ Nôm sẽ bị chìm vào bóng tối và không thể khai thác được nữa. Nếu các con không có điều kiện theo học các lớp dạy Thư pháp do các chuyên gia Trung Quốc giảng dạy tại TP HCM thì có thể tìm hiểu qua các sách dạy Thư pháp tại Công ty Xuất nhập khẩu sách ngoại văn ở 32 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Mẹ còn biết một chuyên gia thư pháp nổi tiếng còn khá trẻ tên là Trần Quốc Chí ở Cầu Giấy Hà Nội. Anh sẵn sàng giúp đỡ các con, liên hệ qua số ĐT: 0913229874
- Con nhớ nhà thơ Vũ Đình Liên có viết: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Mẹ có biết mực tàu là mực gì không?

- Mực tầu hay mực tàu đơn giản là một loại mực màu đen đã từng được sử dụng rộng rãi để viết, in và vẽ, còn hiện nay nói chung vẫn được sử dụng để vẽ, đặc biệt là các loại truyện tranh màu đen. Trong ngôn ngữ như tiếng Anh gọi nó là Indian ink hay India ink (Tức là mực Ấn Độ) do người Anh biết đến loại mực này là từ Ấn Độ, tuy nhiên nguồn gốc chính xác của nó thì chưa ai biết rõ là bắt đầu từ đâu. Nền tảng của mực này là chất màu cacbon đen pha trong chất keo lỏng hay các môi trường gắn kết khác. Mực tầu của Trung Quốc, được làm từ muội than của nhựa hoặc gỗ bị đốt cháy. Các dạng gỗ khác nhau sẽ tạo ra các loại mực có tông màu khác nhau đáng kể. Trước đây Mực tàu ở dạng thỏi rắn phải mài ra nghiên thì mới sử dụng được. Bây giờ Trung Quốc đã bán rộng rãi các lọ mực tầu thể lỏng lỏng, giúp mọi người rất dễ dàng sử dụng.
- Tết ngày nay có gì khác với Tết ngày xa xưa của bố mẹ không?
- Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp. Tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn. Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ một số người có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao hoặc rất cao, nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế hoặc nói cách khác là nhằm mục tiêu hối lộ. Người ta có thể thuê những chậu đào mang đến nhà Thủ trưởng với giá đến ...vài chục triệu đồng (!). Thật là vô lý và trái với truyền thống đạo đức Cần , Kiệm, Liêm , Chính.
-Chúng con thường biết tới đôi câu đối: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Nêu cao , tràng pháo , bánh chưng xanh. tại sao chúng con không thấy ở đâu trong dịp Tết còn có cây nêu nữa?
- Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và người Kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Cây nêu được dựng với mục đích ban đầu, theo truyền thuyết, nhằm ngăn ngừa không cho quỷ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người cư ngụ. Một số gia đình ở nông thôn vẫn còn gìn giữ phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố, phong tục này đã bị lãng quên.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

CHUYỆN VỀ MỘT VẾ ĐỐI


       Lần ấy chúng tôi về thăm làng nghề khắc đá mỹ nghệ dưới chân núi Ngũ Hành(Quảng Nam).Đây là làng có nghề khắc đá truyền thống lâu đời.Những tác phẩm điêu khắc bằng đá hoa cương sống động,kỳ ảo đã hút hồn chúng tôi và hầu hết du khách tới thăm.
       Cùng đi với tôi lần ấy là ông bạn họa sỹ điêu khắc.Ông đã say mê như chưa từng say mê như thế bao giờ.Ông đề nghị tôi nghỉ lại một ngày để tham quan và”nghên cứu”cho đã.Ngày hôm đó,được sự đồng ý của cụ chủ nhà và cũng là một nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề cho phép,ông bạn tôi đã tự tay đục đẽo khối đá hoa cương thành tác phẩm mình yêu thích-Tượng nữ thần tình yêu.Tuy mới chỉ là phác thảo,nhưng bạn tôi đã tỏ ra là một người vững nghề và có tài,được cụ chủ hết lời khen ngợi…
       Sáng ngày hôm sau,trước khi chia tay,cụ chủ nhà đã tặng bạn tôi bức tượng còn dở và kèm theo một khối đá hoa cương nhỏ để sau này bạn tôi muốn sang tác thế nào tùy ý.Trên đường về Bắc,thi thoảng bạn tôi lại mang khối đá ra ngắm nghía có vẻ tâm đắc lắm.Nhìn bạn,tự nhiên tôi bật ra một vế đối.Tôi đọc cho bạn tôi nghe và đề nghị bạn đối lại.Nhưng suốt hành trình dài từ Nam ra Bắc và cho đến tận bây giờ bạn tôi vẫn chưa đối lại được.
        Nay,nhân phong trào ra đối và ứng đối sôi nổi của xóm Tri Ân nhà ta,tôi xin chép vế đối ấy ra đây,nhờ bà con dân làng cùng những cây đối cự phách của xóm ta đối giúp.Tôi và bạn tôi xin được cám ơn trước!(Riêng tác giả đã giải đối đươc rồi,xin được công bố sau răm tháng giêng năm Quí Tỵ)Dưới đây là nguyên văn vế đối(Vế ra,vế mời đối):

       ĐẼO ĐÁ NÊN NGƯỜI CHO ĐÁ ĐẼO
                    (Mời đối)

                               Hân hưng,ngày 28-1-2013
                                         Tạ Anh Ngôi

TUỔI BẢY MƯƠI

               (Mời Họa)

Cứ tưởng bảy mươi sẽ yếu đi
Không ngờ sức”lão”thật thần kỳ
Cơm ăn một bữa hai ba bát
Rượu uống hàng ngày sáu bảy ly
Ra quán chị hai mời vẫn…duyệt!
Về làng em út gạ là…chi !
Mắt tinh,tai thính,răng còn khỏe
Gối chắc, xương gân chửa hỏng gì!

               Nhân Hưng,ngày 26-1-2013
                        Tạ Anh Ngôi

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

VỚI XUÂN


(Với xuân là tập thơ nhỏ mà nhà giáo Phạm Quí Tích,
Nguyên hội vien CLB thơ Bóng Nước Kinh Thày”
Huyên Nam Sách,nay bác Tích chuyển sang sinh
sống tai phố Sùng Yên,thị trấn Phả Lại,thị xã Chí
Linh vừa sáng tác.Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn
đọc một số thi phẩm trong tập”Với Xuân”)

Bài 1: XUÂN SANG

Xuân sang rộn rã lòng người
Xuân sang gieo rắc tiếng cười niềm tin
Xuân sang bừng sáng tiếng chim
Xuân sang ong bướm đi tìm nhụy hoa
Xuân sang vút bổng lời ca
Xuân sang náo nức trẻ già vui xuân
Xuân sang nâng bút thi nhân
Xuân sang giục giã bước chân giang hồ
Xuân sang mơ đẹp cơ đồ
Xuân sang rực rỡ bóng cờ vàng sao
Xuân sang du lịch đón chào
Xuân sang lễ hội biết bao vui vầy.

                      Hoa Đường
                    Phạm Quí Tích


















Bài 2: XUÂN


Mỗi năm xuân chỉ một lần
Mà tình thơ thắm quyện xuân chan hòa
Mưa xuân thúc nẩy mầm hoa
Nắng xuân bát ngát bao la đất trời
Đường xuân rộn rã tiếng cười
Gió xuân ve vuốt để người vấn vương
Hương xuân gợi nhớ gợi thương
Thơ ai theo đuổi con đường xuân đi

                                Hoa Đường
                              Phạm Quí Tích

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

HÓC…ĐỐI


Câu đối của Thu hóc quá thôi
Nhè ra thì ngại,nuốt không trôi
Cả đêm bới chữ tìm không đủ
Đành để lão Tuân giật giải rồi !

                Nhân Hưng,ngày 24-1-2013
                            Tạ Anh Ngôi

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

ẤM LẠNH


(Họa bài:”Uống rượu cùng bạn”của Song Thu)

Cùng anh uống chén cay nồng
Để cùng ấm lạnh đêm Đông nhớ trường
Ấm tình xuân sắc đượm hương
Ấm lòng ngày tháng võ vàng đợi mong
Trăng Thu giờ đã sáng trong
Lại cùng uống chén men nồng ủ…lâu.

                     Nhân Hưng,ngày 21-1-2013
                              Tạ Anh Ngôi



Phụ chép bài:Uống rượu cùng bạn


Mời nhau uống chén rượu nồng
Cho long ấm suốt mùa đông đêm trường
Cho xuân bừng sắc thắm hương
Cho mùa mãi mãi vàng chờ mong
Cho Thu ngời ánh trăng trong
Cho tình bầu bạn mặn nông bền lâu.

                            Song Thu

BÀN CÙNG ÔNG MỚI ĐƯỢC LÀM QUAN


   (Họa bài:”Xuân Vui”của Đỗ Đình Tuân)

Ông được thăng quan quá oách rồi
Thế nên xuân tết thỏa thuê vui
Tết này mợ nó vênh vang nhặt
Năm tới ông anh núc ních bồi
Góc chiếu giữa đình giành cháu trưởng
Mảnh vườn cạnh xóm để con đuôi
Khi buồn lên núi mà thư giãn
Thư ký làm gì rách việc thôi(!)

              Nhân Hưng,ngày 20-1-2013
                        Tạ Anh Ngôi   
    

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG


(Viết sau ngày TQ in hàng loạt bản đồ có HS&TS của VN)

 Vua Trần mở hội nghị Diên Hồng
Bô lão nước nhà đến rất đông
Nhất trí giơ tay thề Sát Thát
Đồng tâm kết lũy diệt Nguyên Mông
Động viên dân nước rèn gươm thép
Kêu gọi tướng gia đúc súng đồng
Nước nhỏ nhưng lòng dân chẳng nhỏ
Ba lần thắng giặc vững non sông.

                 Nhân Hưng,ngày 16-1-2013
                              Tạ Anh Ngôi


















Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

ĐƯỢC CỬ LÀM QUAN


(Họa bài:”Được cử chức Tổ trưởng dân phố” của Đỗ Đình Tuân)

Từ ngày cụ được cử” làm quan”
Chắc chị Song Thu chẳng được nhàn
Trưa tối nấu cơm thay lão giáo
Sáng chiều cuốc đất thế ông gàn
Nhà trên thưa thớt lời to nhỏ
Bếp dưới vắng teo tiếng điệu đàng
Cuối cán đầu dân-Ừ cán bộ!
Quan làng,quan xóm vẫn là… quan!

               Nhân Hưng,ngày 17-1-2013
                         Tạ Anh Ngôi

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

TUỔI SÁU CHÍN


(Có 1 ông bạn tôi ở blogtiengviet đùa tôi rằng:
“69 tuổi thì dù có giáo giở thế nào cũng vẫn thế…”
Chả vì suốt quá trình công tác của tôi,tôi đã trải
Qua nhiều nghề:Bộ đội,Văn hóa tuyên truyền vũ trang,
Dạy học,Tổ chức và bây giờ là cái việc “dở hơi”
Là làm thơ,viết báo…Tham gia các CLB không lương
Bài viết này với mục đích để trả lời ông bạn ấy)

Giáo dở nên giờ nết chẳng thay
Vẫn ăn,vẫn ngủ,vẫn hăng say
Làm thơ đọc báo quên thân phận
Ca hát xem phim đoạn tháng ngày
Chín dẫu lênh đênh còn lận đận
Sáu dù chìm nổi lại chua cay*
Sự đời nếm trải Nam rồi Bắc
Còn chống mắt xem thế giới này!

                 Nhân Hưng,ngày 16-1-2013
                             Tạ Anh Ngôi

*Ý của câu:”Ba chìm,bảy nổi,chin lênh đênh

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

MAY


Lạng quạng trượt chân đập xuống hè
Buốt như trời đánh gãy xương ve
Thẳng dăng tưởng đã theo tiên tổ
May chỉ rạn xương,lỏng bánh chè!

                  Nhân Hưng,ngày 15-1-2013
                             Tạ Anh Ngôi

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

TÌNH BÚT


       (Gửi H N Đ)

Tình bút ai đong chẳng được đầy
Ôm cầu* ai đợi nước dìm cây
Bóng câu cửa sổ*tình như gió
Cánh nhạn bên trời*nghĩa tựa mây
Theo lối khắc thuyền*lời chẳng thẹn
Giữ lời dâng đỉnh*lối sao chầy
Nhắc câu tứ mã* người xưa dạy
Duyên bút bao giờ chắp lại đây?

                Nhân Hưng,ngày 28-3-2003
                          Tạ Anh Ngôi

*Những điển tích văn học cổ của Trung Hoa


Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

CHỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG


Phố phường nhà thấp nhà cao
Ngoài đường xe chạy ào ào ngược xuôi
Ngã ba chen chúc chợ người
Mấy cô thôn nữ miệng cười héo hon
Áo nâu loang vệt sữa dòn*
(Chắc là con trẻ vẫn còn bú đây?)
Mấy anh đất vẫn dính tay
Nghe đâu mới tạm buông cày hôm qua
Rủ nhau đứng chợ ngã ba
Chờ người thuê việc như là chờ mưa!
Đặt mình hè phố giữa trưa
Nắng xiên nướng mặt,gió đưa bụi mù
Kiếp xưa chắc vụng đường tu?(!)

               Ngã ba Bình Hàn,ngày 10-8-2009
                            Tạ Anh Ngôi
Sữa dòn:Sữa dồn khi người phụ nữ đang thời kỳ nuôi con  

(Ảnh minh hoạ)






Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

TẠI VÌ


(Gửi tác giả bài:”Dở Chứng”)

Tại vì ông cặp ông kèm
Nên em “Giở chứng”thử xem thế nào
Khi thì kêu huyết áp cao
(Cơm ăn vài bát nuốt ào cho xong!)
Trở trời đau nhức ngang hông
Nằm riêng thì đỡ,gần chồng lại đau?
Tê buồn suốt cả đêm thâu
Cố tìm chẳng biết ở đầu hay tay!
Toàn đau đêm, chẳng đau ngày
Phen này phải kiếm ông thày…mát xoa!

                 Nhân Hưng,ngày 05-1-2013
                             Tạ Anh Ngôi

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

NGHĨ GẦN LO XA


(Nối vần với “Chứ Gì”của Đỗ Đình Tuân)

Anh ơi!Anh hãy tính đi
Vì con ta,cũng lại vì chúng ta
Nghĩ gần rồi lại lo xa
Bớt ăn,bớt mặc cho qua đận này
Trong mưa tìm nắng sao đây?
Phận hèn sao giám xoè tay chắn trời?
Hãy yên phận,hãy vui cười…(!)

                 Nhân Hưng,ngày 04-1-2013  
                             Tạ Anh Ngôi

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

NỖI LO NGƯỜI NGHÈO



Anh mua được cái xe Tàu
Của người thải loại cùng nhau đi làm
Cả ngày đứng chỗ Ba Hàng
Chờ người qua lại nhỡ nhàng trợ chân
Kiếm cơm độ nhật qua lần
Khi nào được khá mua quần cho con

Đêm em đi chợ Cầu Non
Mua thêm mớ ốc,mớ don đem về
Sáng ra bán ở chợ quê
Thêm đồng rau mắm thuốc chè phụ anh
Phân nghèo chạy quẩn,lo quanh
Dẫu không dư dật cũng đành chịu thôi

Bây giờ lo lắm,anh ơi!
Giấy xe chính chủ tìm người đâu đây?
Tên em,anh phải nghỉ ngày
Tên anh,em chịu bó tay ở nhà
Ruộng vườn giải toả năm qua
Trâu bò không có lợn gà cũng không
Tết này thêm thuế Giao thông
Không mua chắc chắn vợ chồng nghỉ đi
Rồi ra sinh kế bằng gì?

                   Nhân Hưng,ngày 02-1-2013
                                Tạ Anh Ngôi



(Ảnh minh hoạ)